Cách tính mức lương hưu theo Luật BHXH 2006 và Luật BHXH 2014?
Trung tâm Tư vấn pháp luật và Huấn luyện an toàn lao động Công đoàn Quảng Ninh trả lời như sau:
Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, Nghị định 152/2006/NĐ-CP thì NLĐ tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) đủ 30 năm đối với nam và 25 năm với nữ thì mức lương hưu hàng tháng tối đa là 75%. Theo khoản 2, Điều 56, Luật BHXH năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2016) có quy định: Từ ngày 01/01/2018, mức lương hưu hằng tháng của NLĐ đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng BHXH như sau: (a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm; (b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm, NLĐ quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. Như vây, từ năm 2022 trở đi lao động nam có 35 năm đóng BHXH, từ năm 2018 trở đi lao động nữ có 30 năm đóng BHXH thì mức lương hưu hàng tháng được tính tỷ lệ tương ứng tối đa bằng 75%.
Việc cán bộ BHXH trả lời hiện nay lao động nam có 35 năm đóng BHXH thì mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 75% là sai.
Theo khoản 1, Điều 31, Luật BHXH năm 2006: Đối với NLĐ tham gia BHXH trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóngBHXH theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân các mức tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Căn cứ khoản 2, Điều 52, Luật BHXH năm 2006 quy định: mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%. Như vậy khi lao động nam nghỉ hưu ở tuổi 55 (sinh 1960) bị trừ 5% là đúng (đến ngày 01/01/2016 thực hiện Luật BHXH năm 2014 thì mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%); Tỷ lệ lương hưu được tính là 70% x 4.473.500 đ = 3.131.450đ là đúng.
Căn cứ Điều 54, Luật BHXH năm 2006: (1) NLĐ đã đóng BHXH trên 30 năm đối với nam, trên 25 năm đối với nữ, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. (2) Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH kể từ năm thứ 31 trở đi đối với nam và năm thứ 26 trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH. Theo quy định tại khoản 5, Điều 28, Nghị định số 152/2006/NĐ-CP thìthời gian đóng BHXH có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến 12 tháng tính tròn là một năm.
Như vậy NLĐ có thời gian tham gia BHXH thừa 7 năm 6 tháng so với quy định, thì được tính tròn là 7,5 năm, mức trợ cấp một lần được tính như sau: 7,5 năm x 0,5 tháng mức bình quân tiền lương x 4.473.500 đ = 16.775.625 đ.
Trung tâm Tư vấn pháp luật và Huấn luyện an toàn lao động Công đoàn Quảng Ninh – Điện thoại 0333.829961
Đỗ Văn Khánh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?