Sa thải khi hết bậc lương, không có chức vụ và chuyển người lao động làm công việc khác?

Hiện tại công ty tôi đang chuẩn bị cho việc sửa đổi bổ sung nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể để thông qua tại Hội nghị người lao động năm 2016. Đã xảy ra tranh luận về một số vấn đề sau xin đề nghị được tư vấn: Thứ nhất, Trường hợp người lao động (NLĐ) đã hết bậc để nâng lương, không có chức vụ, nhưng đã 2 lần liên tiếp bị kỷ luật khiển trách do tái phạm lỗi trong vòng 3 tháng thì có thể áp dụng hình thức sa thải được không ? Hoặc áp dụng hình thức kỷ luật như thế nào để thể hiện nghiêm nội quy công ty? Thứ hai, Cũng trong trường hợp NLĐ đã hết bậc để nâng lương, không có chức vụ, lần thứ nhất đã bị kỷ luật khiển trách, sau đó có nguy cơ tái phạm ảnh hưởng đến đoàn kết nội bộ đơn vị công tác, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của công ty nếu để NLĐ làm việc cũ, người sử dụng lao động (NSDLĐ) có thể điều chuyển NLĐ làm công việc khác được không? Cách giải quyết việc này thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong nhận được phản hồi của Trung tâm. Trần Văn Dũng, Công ty CP Than…., số điện thoại: 0978…855.

Trung tâm Tư vấn pháp luật và Huấn luyện an toàn lao động Công đoàn Quảng Ninh trả lời như sau:

Thứ nhất, vấn đề sa thải.

Theo quy định tại khoản 2, Điều 126, Bộ luật Lao động 2012 thì chỉ được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải trong các trường hợp sau đây:(2) NLĐ bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là trường hợp NLĐ lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

 Tại khoản 1, Điều 127, Bộ luật Lao động 2012 quy định về xoá kỷ luật, giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động như sau: (1) NLĐ bị khiển trách sau 03 tháng, hoặc bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau 06 tháng, kể từ ngày bị xử lý, nếu không tái phạm thì đương nhiên được xoá kỷ luật. 

Như vậy, do NLĐ đã hết bậc lương, không có chức vụ, nếu 2 lần liên tiếp bị kỷ luật khiển trách do tái phạm lỗi trong vòng 3 tháng thì có thể nâng mức kỷ luật lên sa thải.

Tuy nhiên, việc sa thải này còn có thể được thực hiện theo các quy định trong nội quy lao động của công ty. Giả sử nội quy lao động quy định 3 lần bị kỷ luật khiển trách trong vòng 6 tháng thì sa thải, lúc này mới áp dụng hình thức sa thải với NLĐ.

Thứ hai, vấn đề chuyển NLĐ làm công việc khác.

Về nguyên tắc, theo quy định tại Điều 30, Bộ luật Lao động 2012: Công việc theo hợp đồng lao động phải do NLĐ đã giao kết hợp đồng thực hiện. Địa điểm làm việc được thực hiện theo hợp đồng lao động hoặc theo thỏa thuận khác giữa hai bên.

Căn cứ khoản 1, Điều 31, Bộ luật Lao động 2012 quy định: (1) Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, NSDLĐ được quyền tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của NLĐ. 

Tại khoản 2, Điều 8, Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động có quy định về tạm thời chuyển NLĐ đi làm công việc khác như sau: (2) Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

Như vậy, nếu NSDLĐ muốn chuyển NLĐ sang làm công việc khác phải căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc đã được quy định cụ thể trong nội quy lao động của công ty. Công ty bạn cần thỏa thuận cụ thể hóa đưa quy định này vào nội quy lao động của công ty, nếu cho rằng để NLĐ làm công việc cũ có nguy cơ tái phạm kỷ luật lao động, gây mất đoàn kết nội bộ đơn vị công tác, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của công ty, thì NSDLĐ có thể thỏa thuận thống nhất với đại diện tập thể NLĐ tại công ty (BCH Công đoàn công ty) để điều chuyển NLĐ làm công việc khác.

Nếu hợp đồng lao động không có các thỏa thuận này, hoặc nội quy lao động không quy định về chuyển NLĐ sang làm công việc khác, thìNSDLĐ phải có lý do chính đáng theo đúng quy định pháp luật tại khoản 1, Điều 31, Bộ luật Lao động 2012 mới được quyền tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác không đúng chuyên môn của NLĐ với thời gian là không quá 60 ngày làm việc.

Khi chuyển NLĐ làm công việc khác, NSDLĐ phải thông báo cho NLĐ biết trước ít nhất 03 ngày làm việc.

Trung tâm Tư vấn pháp luật và Huấn luyện an toàn lao động Công đoàn Quảng Ninh 

Điện thoại 0333.829961

Đỗ Văn Khánh

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
153 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào