Thời gian làm việc của thương binh có giống người lao động bình thường?

Tôi là thương binh hạng ¾ với tỷ lệ thương tật trên 40%, tôi có ký hợp đồng làm việc cho một công ty vận tải tại TPHCM theo Hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Từ khi ký hợp đồng đến nay, Công ty đã yêu cầu tôi phải làm việc 8 giờ/ngày theo đúng thời gian làm việc được ký kết tại Hợp đồng lao động, và thực tế tôi đã tuân thủ làm việc 8 giờ/ngày. Xin hỏi việc Công ty buộc người lao động là người tàn tật, thương binh làm việc 8 giờ/ngày như đối với lao động bình thương có đúng không? Tôi phải làm gì để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình nếu Công ty làm trái luật? (Nguyễn Hữu Toại, Cam Lộ, Quảng Trị)

Trả lời: Theo quy định của pháp luật lao động, trường hợp bạn là thương binh (có giấy chứng nhận thương binh theo quy định) thì khi làm việc cho doanh nghiệp, ngoài các quyền lợi, nghĩa vụ theo quy định chung áp dụng đối với mọi đối tượng người lao động, bạn còn được hưởng các chính sách, quyền lợi dành riêng cho đối tượng là lao động là người tàn tật được quy định tại Mục III Bộ luật lao động (BLLĐ) và các văn bản liên quan.

Khoản 4 Điều 125 BLLĐ quy định thời giờ làm việc của người tàn tật không được quá bảy giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần. Theo đó, Công ty của bạn ký hợp đồng lao động với nội dung và yêu cầu thời gian làm việc đối với bạn 8 giờ/ngày là không đúng quy định của pháp luật.

Căn cứ khoản 2, 3 Điều 29 BLLĐ thì trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn mức được quy định trong pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đang áp dụng trong doanh nghiệp hoặc hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó phải được sửa đổi, bổ sung...Thanh tra lao động hướng dẫn và yêu cầu các bên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Nếu các bên không sửa đổi, bổ sung thì Thanh tra lao động có quyền buộc huỷ bỏ các nội dung đó; quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, theo Điều 11 Nghị định của Chính phủ số 47/2010/NĐ - CP ngày 6.5.2010 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động, người sử dụng lao động nếu có hành vi vi phạm buộc làm việc quá 7 giờ trong một ngày hoặc 42 giờ trong một tuần đối với lao động là người tàn tật sẽ bị phạt tiền và phải thực hiện biện pháp khắc phục là phải bố trí thời gian nghỉ bù cho người lao động. Mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 20.000.000 đồng tương ứng với số lượng người lao động bị vi phạm.

Từ những quy định chúng tôi đã viện dẫn trên, bạn có thể yêu cầu Công ty thực hiện đúng các quy định của pháp luật lao động dành cho người tàn tật để bảo đảm quyền lợi cho bạn. Trường hợp Công ty không thực hiện, bạn có thể yêu cầu Cơ quan lao động có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Toà án để yêu cầu can thiệp giải quyết.

Luật sư Phạm Phùng Trọng Nghĩa

(Công ty Luật hợp danh FDVN, 193 Nguyễn Tri Phương, TP Đà Nẵng www.fdvn.vn)

Theo Báo Tuổi trẻ ngày 2-9-2012.

Người lao động
Hỏi đáp mới nhất về Người lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Trả lương không đúng hạn cho người lao động bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty không trả giấy tờ cho người lao động nghỉ việc bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp phá sản sẽ ưu tiên thanh toán khoản nào cho người lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm OT là gì? Tiền lương làm OT được tính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ phận QC là gì? Bộ phận QC có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
01 năm có bao nhiêu tuần bao nhiêu ngày? Được xin nghỉ phép tối đa bao nhiêu ngày trong 01 năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có nhiều vi phạm nhưng đang nghỉ ốm đau thì được áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động cùng một lúc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi tiết giờ làm việc mùa đông 2024 tại một số tỉnh thành?
Hỏi đáp Pháp luật
Con từ 03 tuổi dưới 07 tuổi bị ốm, người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày trong một năm cho mỗi con?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/7/2025, con dưới 03 tuổi bị ốm, NLĐ được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày trong một năm cho mỗi con?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người lao động
Thư Viện Pháp Luật
288 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào