Bị can có được nộp tiền để tránh bị tạm giam điều tra?

Em trai tôi đánh nhau gây thương tích cho người khác và bị bắt tạm giam, tôi nghe nói pháp luật cho phép nộp tiền để được tại ngoại. Quy định của pháp luật về việc này như thế nào? (Nguyễn Quang Tuấn, Hòa Vang, TP Đà Nẵng)

Trả lời: Điều 93 Bộ luật tố tụng hình sự có quy định việc đặt tiền để thay thế biện pháp ngăn chặn tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập.

Tuy nhiên trên thực tế lâu nay hầu như rất ít trường hợp áp dụng được biện pháp này để thay thế cho việc bị tạm giam. Bên cạnh đó việc hướng dẫn thực hiện quy định này cũng chưa có mặc dù Bộ luật tố tụng hình sự đã được ban hành từ năm 2003.

Mới đây, dự thảo Thông tư hướng dẫn quy định này cũng mới được các Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính đưa ra lấy ý kiến góp ý để ban hành trong thời gian tới, chưa ban hành chính thức. Theo dự thảo Thông tư, về điều kiện để áp dụng, cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp đặt tiền, tài sản bảo đảm đối với bị can, bị cáo đang bị tạm giam khi có đủ các điều kiện sau đây: Bị can, bị cáo có nhân thân tốt (ví dụ: chưa có tiền án tiền sự; thành khẩn, ăn năn, hối lỗi; là thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng; là người chưa thành niên và đang đi học); Bị can, bị cáo phải có khả năng về tài chính để đặt bảo đảm theo mức mà cơ quan tiến hành tố tụng quyết định. Đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên mà không có hoặc không đủ tiền, tài sản bảo đảm thì xem xét đến khả năng tài chính của người đại diện hợp pháp; Có căn cứ để tin rằng, bị can, bị cáo có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc không tiêu huỷ, che giấu chứng cứ hoặc có hành vi khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc việc cho bị can, bị cáo tại ngoại không gây ảnh hưởng lớn đến trật tự, an toàn xã hội.

Như vậy, Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 đã có quy định liên quan đến vấn đề bạn hỏi, do đó bạn cần liên hệ các cơ quan tiến hành tố tụng để được xem xét, giải quyết việc chấp nhận đề nghị được đặt tiền để được tại ngoại trong giai đoạn điều tra vụ án.

Luật sư Phạm Phùng Trọng Nghĩa

(Công ty luật hợp danh FDVN,www.fdvn.vn)

Theo Báo Tuổi trẻ ngày 20/9/2012.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
241 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào