Công ty giải thế, có lấy lại được tài sản đã góp không?
Luật gia Bùi Việt Hòa - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Chúng tôi trích dẫn một số quy định của pháp luật để anh tham khảo như sau:
Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp:
“2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp” (khoản 2 Điều 201).
Theo thông tin anh cung cấp thì doanh nghiệp của anh hoạt động không hiệu quả dẫn đến giải thể. Nhưng theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp của anh phải đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Do vậy, Ngân hàng có quyền yêu cầu Doanh nghiệp thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng trước khi giải thể.
Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định:
Xử lý tài sản thế chấp
“Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản thế chấp được thực hiện theo quy định tại Điều 336 và Điều 338 của Bộ luật này” (Điều 355)
Xử lý tài sản cầm cố
"Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thoả thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thoả thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố" (Điều 336)
Thanh toán tiền bán tài sản cầm cố
"Tiền bán tài sản cầm cố được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận cầm cố sau khi trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có liên quan để xử lý tài sản cầm cố; trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm là khoản vay thì thanh toán cho bên nhận cầm cố theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có; nếu tiền bán còn thừa thì phải trả lại cho bên cầm cố; nếu tiền bán còn thiếu thì bên cầm cố phải trả tiếp phần còn thiếu đó" (Điều 338).
Vì anh đã tự nguyện dùng tài sản thuộc quyền sở hữu/sử dụng của anh để đảm bảo cho nghĩa vụ của doanh nghiệp tại Ngân hàng nên khi doanh nghiệp không thực hiện được nghĩa vụ đó thì bạn phải phối hợp với ngân hàng trong việc xử lý tài sản bảo đảm, trừ trường hợp giữa các bên có thỏa thuận khác. Như vậy, nếu không muốn bị Ngân hàng phát mại tài sản thuộc quyền sử dụng của anh thì anh có thể thỏa thuận lại với Doanh nghiệp về việc ưu tiên thanh toán khoản nợ của ngân hàng trước khi giải thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?