Thủ tục thay đổi họ tên cho con khi vợ chồng đã ly hôn
Về điều kiện đổi họ tên cho con
Theo quy định tại Điều 27 của Bộ luật dân sự thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:
Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
- Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
- Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;
- Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
- Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;
- Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
Ngoài ra khoản 1 Điều 36 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch đã cho phép một số trường hợp được thay đổi, cải chính liên quan đến hộ tịch, trong đó bao gồm thay đổi họ, tên, chữ đệm đã đăng ký trong giấy khai sinh khi cá nhân có yêu cầu thay đổi với lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Điều 37 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định “UBND cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi; UBND cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi”.
Theo Nghị định 06/2012/NĐ-CP quy định về Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực tại Điều 1 khoản 10, Khoản 1 và khoản 2 Điều 38 được sửa đổi, bổ sung như sau: Việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Cũng theo Nghị định này thì đối với việc thay đổi họ, tên, cho người từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải có ý kiến đồng ý của người đó thể hiện trong Tờ khai.
Phải vì quyền lợi của con và có sự đồng ý của cả cha, mẹ
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, thì “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng”. Theo đó, cả vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ nhất định đối với con của mình kể cả khi quan hệ hôn nhân chấm dứt.
Trong giấy khai sinh, pháp luật vẫn thừa nhận bố mẹ của người con và theo quy định của pháp luật dân sự thì cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.
Việc thay đổi họ tên cho con phải xuất phát từ quyền và lợi ích hợp pháp của con bạn và việc thay đổi họ không được gây ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, nhân phẩm, tinh thần của người khác. Nếu việc yêu cầu thay đổi từ họ cho con bạn với mục đích là cản trở quyền và nghĩa vụ người cha trong việc cấp dưỡng, thăm nom, chăm sóc, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của con bạn, chia rẽ tình cảm của con với cha như bạn trình bày, thì việc yêu cầu đó được coi là không có lý do chính đáng và không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Đối với quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng đã chấm dứt, chồng hoặc vợ làngười không trực tiếp nuôi con sau ly hôn, nhưng quyền và nghĩa vụ của chồng hoặc vợ đối với con không thay đổi và được pháp luật thừa nhận, cả cha và mẹ đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con của mình. Vì vậy, trường hợp yêu cầu thay đổi họ cho con của bạn từ họ cha sang họ mẹ phải được sự thỏa thuận, đồng ý của cả cha và mẹ.
Từ những quy định trên thì trường hợp yêu cầu thay đổi họ cho con từ họ cha sang họ mẹ hoặc ngược lại phải xuất phát từ quyền lợi hợp pháp của con và phải được sự thỏa thuận, đồng ý của cả cha và mẹ. Do đó, việc bạn thay đổi họ cho con nếu không có lý do chính đáng sẽ không có cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Về thủ tục đề nghị đổi họ tên
- Về cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ tên là Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây vì theo quy định tại Điều 37 của Nghị định số 158, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinhtrước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi.
- Về hồ sơ, theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 06/2012/NĐ-CP) thì hồ sơ bao gồm: tờ khai (theo mẫu), bản chính giấy khai sinh của con, các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi (chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu…). Ngoài các giấy tờ trên, trường hợp mà bạn nêu còn phải có văn bản thể hiện sự đồng ý của cả cha và mẹ về việc đổi họ cho con.
- Kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày, cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đã đăng ký khai sinh trước đây và quyết định về việc thay đổi họ tên. Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp một bản chính quyết định về việc thay đổi họ, tên cho con. Trường hợp cần phải xác minh, thời hạn giải quyết được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?