Người điều khiển phương tiện giao thông khác khi đi qua nơi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt cần làm gì?
Hầu hết các vụ tai nạn đều có nguyên nhân do người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt. Tai nạn giao thông xảy ra gây ra những thiệt hại lớn về người và tài sản. Trước mỗi tai nạn xảy ra, mỗi người phải có trách nhiệm để góp phần giảm bớt hậu quả của vụ tai nạn.
Tại Điều 11 Luật đường sắt năm 2005 đã quy định cụ thể trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt. Theo đó, đối với người điều khiển phương tiện giao thông khác, khi đi qua nơi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu, trừ trường hợp đang làm nhiệm vụ khẩn cấp; Không được gây trở ngại cho việc khôi phục đường sắt và hoạt động giao thông vận tải đường sắt sau khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.
Quy định trên là yêu cầu trách nhiệm đối với mỗi người. Các hành vi vi phạm quy định sẽ bị xử phạt theo các điểm b, e, khoản 4, Điều 47 Nghị định 171 của Chính phủ: Phạt tiền từ 3 triệu đến 4 triệu đồng đối với cá nhân có các hành vi trốn tránh nghĩa vụ cứu nạn khi có điều kiện cứu nạn; hành vi gây trở ngại cho việc khôi phục đường sắt sau khi xảy ra TNGT đường sắt.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?