Khi bị CSGT kiểm tra, giấy tờ gì thay thế được bằng lái xe?

Khi lái xe ở ngoài đường, nếu cảnh sát kiểm tra giấy tờ, không mang giấy phép lái xe thì có thể dùng giấy tờ khác để thay thế không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ, khi điều khiển phương tiện, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau:

a) Đăng ký xe;

b) Giấy phép lái xe với người

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Theo quy định tại Quyết định 181/QĐ-TW năm 2013 xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm  như sau:

Điều 26. Vi phạm quy định về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình

1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chuẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định.

b) Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp phương tiện tránh thai giả, không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, quá hạn sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành và sử dụng tại Việt Nam.

c) Khai báo hoặc xin xác nhận không trung thực về tình trạng sức khoẻ của vợ (chồng), con để thực hiện không đúng quy định hoặc để trốn tránh không bị xử lý do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

2. Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ tư (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).

3. Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên hoặc vi phạm trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định.

Mặt khác theo quy định tại Nghị định số 20/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số. 

“Điều 2. Những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con

1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

6. Cặp vợ chồng mà một hoặc cả hai người đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa hai người đã từng có hai con chung trở lên và hiện đang còn sống.

7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.”

Như vậy, trường hợp của bạn vẫn được phép sinh con chung sau khi tái hôn mà không vi phạm hay kỷ luật.

điều khiển xe cơ giới (tùy theo loại xe mà mang theo Giấy phép lái xe hạng tương ứng);

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định của pháp luật;

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Như vậy, với quy định trên, việc mang bản chính Giấy phép lái xe (thường gọi là bằng lái) khi điều khiển xe cơ giới là bắt buộc. Ngoài bản chính, pháp luật không công nhận bất kỳ hình thức nào khác của giấy phép lái xe. Khi được người có thẩm quyền yêu cầu xuất trình giấy phép lái xe mà người điều khiển không xuất trình được bản chính mà chỉ đưa hồ sơ lái xe và/hoặc bản sao công chứng, chứng thực của giấy phép lái xe thì vẫn được xác định là không mang giấy phép lái xe và bị xử phạt theo quy định.

Hiện nay, pháp luật chỉ quy định về trường hợp được phép điều khiển phương tiện khi không có giấy phép lái xe là trong trường hợp giấy phép này bị tạm giữ. Khoản 2, Điều 75 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định: Cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ phương tiện, giấy tờ liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt hoặc xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Khi bị tạm giữ giấy tờ, nếu quá thời hạn hẹn ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến để giải quyết mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

Theo quy định này, nếu không mất quyền sử dụng giấy phép lái xe trong thời gian chờ giải quyết vi phạm thì giấy hẹn có giá trị thay thế những giấy tờ bị tạm giữ, người không có giấy phép lái xe vẫn được điều khiển phương tiện trong thời gian chờ xử phạt. Nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết nhưng không đến giải quyết mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông thì mới bị xử phạt như trường hợp không có giấy tờ.

Đi xe máy không có bằng lái bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại Điểm c Khoản 2, Khoản 5, Điểm b Khoản 7 Điều 21 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì: Người điều khiển xe mô tô, xe máy không mang theo giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng; không có giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000; không có giấy phép lái xe đối với xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Đi ô tô không có bằng bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, “người điều khiển xe ô tô, máy kéo không mang theo Giấy phép lái xe” sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng

Điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP cũng quy định phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ôtô “không có Giấy phép lái xe”.

Luật gia Đồng Xuân Thuận

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
312 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào