Giấy hẹn xử phạt có giá trị thay thế giấy tờ xe không?

Nhiều bạn đọc gửi thư về PLO thắc mắc về việc tham gia giao thông khi vừa bị tịch thu giấy tờ xe thì có bị coi là vi phạm lỗi không mang theo giấy tờ xe không? Trong trường hợp tiếp tục vi phạm lỗi mới thì việc xử lý theo quy định pháp luật về giao thông sẽ thế nào?

Khoản 2 Điều 75 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định rõ: “Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính (quy định việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính).

Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ”.

Do vậy, theo quy định, người bị tạm giữ giấy tờ xe sẽ không bị mất quyền sử dụng giấy phép lái xe trong thời gian chờ giải quyết vi phạm. Giấy hẹn có giá trị thay thế những giấy tờ bị tạm giữ, người vi phạm vẫn được tham gia giao thông bình thường, tuy nhiên nếu quá thời hạn ghi trong giấy hẹn sẽ bị xử lý như không có giấy tờ đã bị tịch thu.

Nếu đang sử dụng giấy hẹn để điều khiển phương tiện tham gia giao thông, không may người bị tạm giữ giấy tờ xe lại bị phạm lỗi tiếp thì CSGT sẽ thu giấy hẹn cũ và viết giấy hẹn mới để người vi phạm đến lấy giấy tờ bị thu trước đó và nộp phạt lỗi mới theo quy định.

 Một số trường hợp vi phạm sẽ bị tịch thu giấy tờ xe: Chở theo từ 3 người trở lên trên xe; Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều; Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông; Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h; Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quy định; Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy. Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn; Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị; Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; Quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe….

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
315 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào