Cách tính bình quân mức lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu

Chúng tôi là giáo viên của các trường công lập. Nghe nói có cách tính tiền lương hưởng chế độ hưu trí theo Luật Bảo hiểm xã hội mới. Vậy, cách tính mức bình quân lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu theo Luật BHXH năm 2014 được tính như thế nào?.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 và Khoản 1, Điều 93 Bộ luật Lao động năm 2012 thì công ty của ông phải có trách nhiệm xây dựng thang bảng lương làm cơ sở để trả lương cho người lao động.

Theo Khoản 5, Điều 18 Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22/4/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và chuyển xếp lương đối với người lao động trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương, “Khi xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và chuyển xếp lương theo quy định tại Thông tư này, thì các mức lương, phụ cấp lương để đóng, hưởng BHXH đối với người lao động đến hết ngày 31/12/2015 được thực hiện theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; từ ngày 1/1/2016 trở đi, thực hiện theo quy định của Luật BHXH ngày 20/11/2014”.

Tại Khoản 2, Điều 89 Luật BHXH năm 2014 quy định: “Đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động”.

Đối chiếu với các quy định trên thì từ ngày 1/1/2016, công ty của ông phải đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định.

Vì vậy, khi người lao động trong công ty nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí sau ngày này thì mức bình quân tiền lương làm căn cứ tính lương hưu được thực hiện theo Khoản 3, Điều 62 Luật BHXH năm 2014.

Theo đó, người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH theo mức bình quân của số năm cuối đóng BHXH (5 năm, 6 năm, 8 năm,… phụ thuộc vào thời gian người lao động bắt đầu tham gia BHXH) và tính trên mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng BHXH.

 

Từ năm 2018 sẽ áp dụng cách tính lương hưu mới

Theo đó, cách tính lương hưu hàng tháng được sửa đổi theo hướng tăng dần số năm đóng. Cụ thể, từ 1/1/2018, mức lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng 15 năm với lao động nữ và 16 năm với lao động nam. Với lao động nam, từ năm 2019, mức này tương ứng với 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm, lao động được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%. Như vậy, để đạt được mức hưởng tối đa 75% thì nam phải đóng BHXH 35 năm và nữ 30 năm.

Về mức bình quân tiền lương làm căn cứ tính lương hưu đối với người thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, Luật quy định lộ trình áp dụng cách tính lương bình quân theo 5 bước để tiến tới thực hiện tính bình quân chung của cả quá trình đóng BHXH, bảo đảm bình đẳng giữa khu vực trong và ngoài nước. Cụ thể: Tính bình quân của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu đối với người lao động tham gia BHXH trước năm 1995; bình quân 6 năm cuối đối với tham gia BHXH từ ngày 1/1/1995 đến 31/12/2000; bình quân 8 năm cuối đối với người tham gia BHXH từ 1/1/2001 đến 31/12/2006; tính bình quân của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu đối với người tham gia trong thời gian từ 1/1/2007 đến 31/12/2015; tính bình quân 15 năm cuối từ 1/7/2015 đến 31/12/2019; từ 1/1/2020 đến 31/12/2024 tính bình quân của 20 năm cuối; từ 1/1/2025 trở đi tính bình quân của toàn bộ thời gian.

Luật cũng bổ sung quy định cụ thể về thời điểm hưởng lương hưu. Cụ thể, đối với người đang đóng BHXH bắt buộc, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định. Đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, thời điểm hưởng lương hưu được tính bắt đầu từ tháng liền kề sau tháng người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.

Về BHXH một lần, Luật quy định tăng mức trợ cấp BHXH một lần từ 1,5 tháng lên 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH mỗi năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi.

Đối với nhóm lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, Luật đã quy định nhóm lao động nữ được nghỉ hưu ở độ tuổi từ đủ 50 - 55 tuổi, trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì nghỉ hưu khi đủ 46 tuổi nhưng phải có đủ 20 năm đóng BHXH. Tuy nhiên, khi mức lương hưu của nhóm này thấp hơn mức lương cơ sở thì họ sẽ được điều chỉnh bằng mức lương cơ sở.

Luật BHXH (sửa đổi) lần này cũng mở rộng thêm 2 đối tượng tham gia BHXH bắt buộc gồm: người lao động có hợp đồng lao động từ 01-03 tháng và người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Về chế độ thai sản, lao động nữ được nghỉ việc khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi cứ mỗi con người mẹ được thêm 1 tháng. Đáng chú ý, người chồng cũng được nghỉ 5 ngày khi vợ sinh thường và 7 ngày nếu vợ sinh mổ và sinh non. Trường hợp vợ sinh đôi, thì chồng được nghỉ 10 ngày, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày...

Một điểm mới quan trọng của Luật BHXH (sửa đổi) là việc giao thẩm quyền thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội nhằm khắc phục tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH của doanh nghiệp.

Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.

Luật gia ĐỒNG XUÂN THUẬN

Đối tượng đóng bảo hiểm xã hội
Hỏi đáp mới nhất về Đối tượng đóng bảo hiểm xã hội
Hỏi đáp pháp luật
Có phải đóng BHXH khi làm việc tại công ty thứ 2?
Hỏi đáp pháp luật
Người nước ngoài có bắt buộc đóng BHXH không?
Hỏi đáp pháp luật
Làm cộng tác viên có phải đóng BHXH, khấu trừ thuế không?
Hỏi đáp pháp luật
Lao động nước ngoài làm việc dưới 01 năm có phải đóng BHXH bắt buộc?
Hỏi đáp pháp luật
Làm việc bán thời gian có phải đóng BHXH không?
Hỏi đáp pháp luật
Tài xế Grab có phải đóng BHXH?
Hỏi đáp pháp luật
Đủ tuổi nhưng chưa đủ năm đóng BHXH có phải nghỉ việc?
Hỏi đáp pháp luật
Người lao động đi làm sớm sau sinh có phải đóng BHXH?
Hỏi đáp pháp luật
Đi xuất khẩu lao động có phải đóng BHXH?
Hỏi đáp pháp luật
Tiền ăn giữa ca có tính để đóng BHXH hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đối tượng đóng bảo hiểm xã hội
Thư Viện Pháp Luật
451 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đối tượng đóng bảo hiểm xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đối tượng đóng bảo hiểm xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào