Đã có con ruột còn được nhận con nuôi nữa không??

Vợ chồng tôi đang định cư ở nước ngoài, đã có 2 con trai. Nay tôi muốn nhận cháu gái là con của chị ruột tôi làm con nuôi có được không? Nếu được thủ tục như thế nào?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:  

Pháp luật về nuôi con nuôi không cấm một người đã có con mà vẫn có nguyện vọng nhận con nuôi. Tuy nhiên, khoản 4 Điều 13 Luật Nuôi con nuôi cấm lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân sự. Trong trường hợp không vi phạm điều cấm này, có thể nhận con nuôi.

Mặt khác, trường hợp bạn hỏi về điều kiện xin nhận con nuôi thuộc trường hợp xin nhận con nuôi đích danh. Theo Khoản 2 (Điều 28, Luật Nuôi con nuôi) quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngòai thường trú ở nước ngoài chỉ được phép xin nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau: “Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi; Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi; Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi; Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi; Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 1 năm; Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi; Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam”.

Theo như bạn trình bày, bạn định nhận cháu ruột làm con nuôi (tức là dì nhận cháu ruột làm con nuôi). Trường hợp này đáp ứng điều kiện tại Khoản 2 (Điều 28, Luật Nuôi con nuôi): “Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi”. Như vậy, bạn hoàn toàn đủ điều kiện nhận cháu ruột của mình làm con nuôi.

Về thủ tục nhận con nuôi, theo quy định tại Điều 21 (Luật Nuôi con nuôi): Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; Nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; Nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày.

Trường hợp nhận trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó. Người được nhận làm con nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuổi. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi muốn được nhận làm con nuôi phải là cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; Cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi; Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng; Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.

Nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên, bạn liên hệ với Sở Tư pháp trực thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố thuộc tỉnh nơi thường trú của trẻ em để làm thủ tục xin nhận con nuôi tại Việt Nam.

Thủ tục gồm:

  - Đối với người nhân:

a) Đơn xin nhận con nuôi;

b) Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

c) Phiếu lý lịch tư pháp;

d) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

e) Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (nếu nhận trẻ em là cháu ruột thì không cần giấy tờ này).

- Đối với trẻ em: 

a) Giấy khai sinh;

b) Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

c) Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

d) Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự;

đ) Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

Sau khi hoàn thiện hồ sơ, người muốn nhận con nuôi nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi lập biên bản xác nhận trẻ em bị bỏ rơi. Nếu trẻ em bị bỏ rơi đã được chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng thì hồ vợ chồng bạn có thể nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng. Nếu trẻ em được nhận làm con nuôi là cháu ruôt của vợ chồng bạn hoặc có sự thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ của trẻ em và vợ chồng bạn thì bạn có thể nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi vợ chồng bạn thường trú. UBND cấp xã nơi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của cha mẹ đẻ của trẻ em và đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của Luật Nuôi con nuôi.

Hệ quả của việc nuôi con nuôi:

1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.

Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.

3. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.

4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.

Như vậy, về măt pháp lí kể từ ngày giao nhận con nuôi cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lí dịnh đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi, nếu như giữa cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ không có thỏa thuận gì khác.

Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.

Luật gia Đồng Xuân Thuận

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
209 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào