Người lao động được đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Vấn đề này chuyên gia tư vấn luật CHÂU VIỆT VƯƠNG - CÔNG TY LUẬT HỢP DANH FDVN đưa ra ý kiến như sau:
Căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Cũng tại Điều 21 của luật này quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động là: Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội; Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Điều này có nghĩa là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động vừa là những đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, vừa là đối tượng có trách nhiệm lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội; Hàng tháng trích từ tiền lương của người lao động để đóng cùng lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Vì vậy, việc bạn đang làm việc cho một công ty quận Hai Bà Trưng ở thành phố Hà Nội đã 4 năm nay nhưng không được công ty đóng bảo hiểm xã là một trong những hành vi vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội.
Căn cứ theo Điểm a, Khoản 1, Điều 3 Nghị định 122/2015/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu đối với quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (vùng I) là 3.500.000 đồng.
Cũng tại Khoản 2 Điều 6 của Quyết định 959/QĐ-BHXH có quy định về mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%.
Với trường hợp của bạn, đã làm trong công ty được 4 năm, trong một môi trường làm việc bình thường, bạn ở quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (thuộc vùng I), do đó mức lương tối thiểu bạn được nhận là: 3.500.000 + 3.500.000 x 7% = 3.745.000 đồng/tháng.
Mức đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp mới nhất được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 được thực hiện theo Quyết định 959/QĐ-BHXH. Mức đóng bảo hiểm xã hội: 26%, trong đó người lao động đóng 8%; doanh nghiệp đóng 18%. Mức đóng bảo hiểm y tế: 4,5%, trong đó người lao động đóng 1,5%; doanh nghiệp đóng 3%. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp: 2%, trong đó người lao động đóng 1%; doanh nghiệp đóng 1%. Kinh phí công đoàn: 2% - doanh nghiệp đóng.
Vậy, người lao động hàng tháng đóng 10,5% mức tiền lương hàng tháng vào bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật hiện hành.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
HUY LÂM
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Trước khi trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức tiền thân được gọi là gì? Ai là người đặt tên cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Những nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?
- Bộ GDĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025? Xem toàn bộ Dự thảo tại đâu?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm phát triển: “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và....' gì?