Điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động làm nghề độc hại
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Theo điểm a, điểm b, khoản 1 Điều 54 Luật BHXH, người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
- Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
Theo Mục E nghề Dệt may của Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Loại VI, V) và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Loại IV) ban hành kèm theo Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thì các nghề, công việc của nghề may được quy định là nghề, công việc nặng nhọc, độc hại (Loại IV) gồm:
- May, khuyết cúc (khuy nút) trong may công nghiệp;
- Vận hành máy thổi form trong dây chuyền may;
- Cắt vải trong công nghệ may;
- Vận chuyển vải sợi trong kho nguyên liệu, kho sản phẩm và giữa các công đoạn của dây chuyền may;
- Kiểm gấp trong dây chuyền may;
- Đóng kiện trong dây chuyền may;
- Vệ sinh công nghiệp trong các nhà máy may.
Trường hợp của bạn đã đủ tuổi nghỉ hưu (đủ 55 tuổi) và có thời gian đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại thuộc danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/9/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH, nên chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu khi nghỉ việc theo quy định tại điểm a, điểm b, khoản 1 Điều 54 Luật BHXH.
Bạn có thể lựa chọn phương án yêu cầu hưởng trợ cấp một lần hoặc tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện cho đủ 20 năm đóng BHXH để hưởng lương hưu:
- Căn cứ quy định tại điểm a, khoản 1; điểm a, điểm b, khoản 2 Điều 60; khoản 1, khoản 2 Điều 109 Luật BHXH, nếu không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện, chị bà Lan có thể yêu cầu hưởng BHXH một lần. Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau: 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014; 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Hồ sơ đề nghị hưởng BHXH một lần gồm: Sổ BHXH; Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần của người lao động.
- Căn cứ quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 9 và khoản 2, Điều 6 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện, đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu.
Trường hợp bạn đã đủ điều kiện để hưởng lương hưu nhưng mới đóng BHXH được đủ 15 năm, nay có thể đóng BHXH tự nguyện một lần cho 5 năm còn thiếu cho đủ 20 năm đóng BHXH để hưởng lương hưu.
Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều
kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;
b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?