Có thể ủy quyền xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Vấn đề này chuyên gia tư vấn luật Châu Việt Vương - CÔNG TY LUẬT HỢP DANH FDVN đưa ra ý kiến như sau:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Văn bản hợp nhất 8013/VBHN-BTP năm 2013 hợp nhất Nghị địnhvề đăng ký quản lý hộ tịch do Bộ Tư pháp ban hànhsố 8013/VBHN-BTP về quản lý hộ tịch, Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân. Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó. Vì bạn ở TP.HCm và tiến hành đăng ký kết hôn ở TP. Đà Nẵng, nên việc UBND phường yêu cầu bạn phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là hoàn toàn có căn cứ.
Tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-BTPcó hiệu lực ngày 02/01/2016 có quy định về việc ủy quyền đăng ký hộ tịch như sau: “Điều 3 của Luật hộ tịch
Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật; phạm vi uỷ quyền có thể gồm toàn bộ công việc theo trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả đăng ký hộ tịch.
Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người uỷ quyền”.
Vì vậy, về việc xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, bạn hoàn có thể ủy quyền cho người khác mà không cần phải đích thân thực hiện. Theo thông tin bạn cung cấp, bạn không thể vào TP.HCM cũng như không thể nhờ người thân của bạn ở TP.HCM đi xin giúp bạn giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, trường hợp này bạn có thể nhờ sự hỗ trợ dịch vụ từ các Công ty luật hoặc người quen của bạn, việc ủy quyền này cần phải được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực để đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.
Về thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc cấp, điều này được quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành luật hộ tịch có hiệu lực ngày 01/01/2016. Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó đăng ký tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Về Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân quy định tại Điều 22Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành luật hộ tịch như sau:
- Người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nộp Tờ khai theo mẫu quy định. Trường hợp yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nhằm mục đích kết hôn thì người yêu cầu phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
- Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hoặc người vợ hoặc chồng đã chết thì phải xuất trình hoặc nộp giấy tờ hợp lệ để chứng minh; công dân Việt Nam đã ly hôn, hủy việc kết hôn ở nước ngoài, sau đó về nước thường trú hoặc làm thủ tục đăng ký kết hôn mới tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì phải nộp bản sao trích lục hộ tịch tương ứng.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu. Nếu người yêu cầu có đủ điều kiện, việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là phù hợp quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký cấp 01 bản Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có yêu cầu. Nội dung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi đúng tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu và mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
- Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau, người đó có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình. Trường hợp người đó không chứng minh được thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đã từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã được yêu cầu tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu về tình trạng hôn nhân của người đó trong thời gian thường trú tại địa phương.
- Ngay trong ngày nhận được văn bản trả lời, nếu thấy đủ cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người yêu cầu theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
- Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác hoặc do Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã hết thời hạn sử dụng theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này, thì phải nộp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đó.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
HUY HUY
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?