Quy định mới về phân hạng giáo viên THPT
GD&TĐ - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT công lập.
Theo đó, chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông trong các trường trung học phổ thông công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
Giáo viên THPT hạng I - Mã số: V.07.05.13
Với giáo viên THPT hạng I, yêu cầu về trình độ đào tạo, bồi dưỡng phải có bằng tốt nghiệp thạc sĩ đúng hoặc phù hợp với môn học giảng dạy trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THPT nếu không có bằng ĐHSP;
Đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3 hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc. Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 3 theo quy định;
Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản và có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên THPT hạng I.
Giáo viên THPT hạng I cũng phải có khả năng hướng dẫn, đánh giá sản phẩm NCKH kỹ thuật của học sinh THPT từ cấp tỉnh trở lên; được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp tỉnh hoặc giáo viên THPT dạy giỏi/giáo viên THPT chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh...
Viên chức thăng hạng từ chức danh giáo viên THPT hạng II lên hạng I phải có thời gian giữ chức danh giáo viên THPT hạng II hoặc tương đương từ đủ 6 năm trở lên, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giáo viên THPT hạng II tối thiểu từ đủ 1 năm trở lên.
Giáo viên THPT hạng II - Mã số: V.07.05.14
Với giáo viên THPT hạng II, yêu cầu về trình độ đào tạo, bồi dưỡng phải có bằng tốt nghiệp ĐHSP trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp ĐH các chuyên ngành phủ hợp với bộ môn giảng dạy trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THPT;
Đạt trình độ ngoại ngữ bậc 2 hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc. Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2 theo quy định;
Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản và có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên THPT hạng II.
Giáo viên THPT hạng I cũng phải có khả năng hướng dẫn, đánh giá sản phẩm NCKH kỹ thuật của học sinh THPT từ cấp trường trở lên; được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hoặc giáo viên THPT dạy giỏi/giáo viên THPT chủ nhiệm giỏi cấp trường trở lên...
Viên chức thăng hạng từ chức danh giáo viên THPT hạng III lên hạng II phải có thời gian giữ chức danh giáo viên THPT hạng III hoặc tương đương từ đủ 6 năm trở lên, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giáo viên THPT hạng III tối thiểu từ đủ 1 năm trở lên.
Giáo viên THPT hạng III - Mã số: V.07.05.15
Với giáo viên THPT hạng III, yêu cầu về trình độ đào tạo, bồi dưỡng phải có bằng tốt nghiệp ĐHSP trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp ĐH các chuyên ngành phủ hợp với bộ môn giảng dạy trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THPT;
Đạt trình độ ngoại ngữ bậc 2 hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc. Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2 theo quy định;
Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản và có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên THPT hạng II.
Giáo viên THPT hạng I cũng phải có khả năng vận dụng hoặc viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; có khả năng hướng dẫn học sinh THPT nghiên cứu khoa học kỹ thuật...
Lập Phương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?