Chính sách bổ sung đối với nhà giáo công tác tại vùng ĐBKK
Chính phủ đã ban hành Nghị định 19/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tại Nghị định số61/2006/NĐ-CP chưa quy định cụ thể thì nay đã được quy định cụ thể tại Nghị định 19/2013/NĐ-CP.
Theo đó, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm: Các huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa; các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quyết định của Thủ tướng; các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp… (gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ được áp dụng hưởng chính sách như quy định đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Nghị định 19/2013/NĐ-CP cũng bổ sung quy định về phụ cấp thu hút đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Theo đó, tính từ ngày 15/4/2013 (ngày Nghị định 19/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành), nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã hết thời hạn công tác theo quy định nhưng cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền chưa sắp xếp, luân chuyển công tác trở về nơi ở hoặc nơi làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì tiếp tục được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), nhưng thôi không hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Điều 5 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Về trợ cấp chuyển vùng, thay vì quy định cụ thể mức trợ cấp là 6,5 triệu đồng thì Nghị định 19/2013/NĐ-CP quy định nếu nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có gia đình chuyển đi theo thì được trợ cấp tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên đi cùng và được trợ cấp chuyển vùng bằng 12 tháng lương tối thiểu chung cho một hộ tại thời điểm nhận công tác, luân chuyển ghi trong quyết định luân chuyển.
Tương tự, về trợ cấp lần đầu đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục khi được luân chuyển đến công tác tại các cơ sở giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thay vì quy định cụ thể mức trợ cấp là 4 triệu đồng thì Nghị định mới quy định mức cấp lần đầu bằng 10 tháng lương tối thiểu chung cho một người tại thời điểm nhận công tác, luân chuyển ghi trong quyết định luân chuyển. UBND cấp huyện của địa phương có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết trợ cấp lần đầu và chỗ ở cho các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được chuyển đến địa phương.
Trợ cấp chuyển vùng và trợ cấp lần đầu nêu trên chỉ thực hiện một lần trong cả thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Theochinhphu.vn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?