Tách khẩu nhưng chung một địa chỉ có được không?
Về câu hỏi của bạn Văn phòng luật sư Trương Anh Tú xin trả lời như sau:
Thứ nhất, về vấn đề tách hộ khẩu của bạn: trình tự, thủ tục nhập, tách hộ khẩu được thực hiện theo quy định của pháp luật về cư trú.
Tại điểm a, khoản 1, Điều 27 Luật cư trú 2006 quy định: “1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu”.
Như vậy, trường hợp của bạn là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có nhu cầu tách sổ hộ khẩu, có cùng một chỗ ở hợp pháp thì bạn có đủ điều kiện để được tách hộ khẩu.
Và trong trường hợp này, quyền được tách hộ khẩu của bạn không phụ thuộc vào sự đồng ý hay không đồng ý của chủ hộ. Về trình tự, thủ tục xin tách hộ khẩu:
- Hồ sơ tách sổ hộ khẩu (Khoản 2, Điều 27 Luật Cư trú 2006):
+ Sổ hộ khẩu;
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (theo mẫu).
- Nơi nộp hồ sơ tách sổ hộ khẩu: Bạn chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ trên và nộp hồ sơ tách sổ hộ khẩu tại:
+ Công an quận, huyện - đối với thành phố trực thuộc Trung Ương.
+ Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh - đối với tỉnh.
- Thời hạn giải quyết (Khoản 3, Điều 27, Luật Cư trú 2006): Luật quy định trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả cho bạn; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bạn bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thứ hai, về vấn đề nhập khẩu cho con sắp ra đời vào cùng hộ khẩu với bạn: Giấy khai sinh của con bạn sẽ được làm tại UBND xã/phường/thị trấn nơi người mẹ đăng ký thường trú (theo Khoản 1, Điều 13, Nghị định 158/2005/NĐ-CP).
Còn vấn đề nhập khẩu cho con, Điều 13 Luật cư trú 2006 quy định: “Nơi cư trú của người chưa thành niên
1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.
2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.”
Như vậy, bạn có thể nhập hộ khẩu cho con theo hộ khẩu của bạn hoặc của vợ bạn đều được.
Để làm thủ tục nhập khẩu cho con, bạn chuẩn bị bộ Hồ sơ gồm:
+ Bản sao giấy khai sinh của con;
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của Bố, mẹ (nếu có);
+ Bản sao sổ hộ khẩu gia đình;
+ Tờ khai bổ sung nhân khẩu (theo mẫu của cơ quan công an cấp quận, huyện)
(Theo hướng dẫn tại Khoản 1, 2 Điều 6, thông tư 35/2014/TT-BCA)
Luật sư cũng xin lưu ý với bạn: Để khai sinh tên con mang họ của bạn và làm thủ tục nhập khẩu cho con theo hộ khẩu của bạn trong trường hợp bạn và “vợ” (mẹ của con bạn) chưa đăng ký kết hôn tại thời điểm con được sinh ra thì bạn phải làm thủ tục nhận con tại UBND xã/phường/thị trấn nơi đăng ký khai sinh cho bé.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?