Không được ra văn bản bắt buộc đóng góp các khoản tự nguyện
Trả lời:
Về phụ cấp lâu năm: Theo Điều 5 Nghị định số: 116/2010/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định:
Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp hàng tháng tính theo thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nếu có thời gian đứt quãng thì được cộng dồn như sau:
1. Mức 0,5 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm;
2. Mức 0,7 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm;
3. Mức 1,0 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên.
Căn cứ vào quy định trên và theo thư bạn viết, trường hợp của bạn thuộc đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP. Do đó bạn thuộc đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp lâu năm theo Nghị định này.
Còn về phụ cấp thâm niên, bạn không thuộc đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp này vì theo Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ, phụ cấp thâm niên chỉ áp dụng thực hiện đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy ở các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Ngoài ra, bạn cũng không thuộc đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp công vụ.
Hiện bạn đang là viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, trong khi đó theo Nghị định 34/2012/NĐ-CP ngày 15/4/2012 của Chính phủ, phụ cấp công vụ chỉ áp dụng đối với cán bộ, công chức, người hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ở xã, phường, thị trấn và lực lượng vũ trang.
Vấn đề thứ hai bạn quan tâm là: Hằng tháng Phòng GD&ĐT đều trừ một ngày lương của giáo viên và nhân viên để ủng hộ (bạn không nói rõ là ủng hộ việc gì). Tuy nhiên về nguyên tắc việc làm này là không hợp lý với quy định của Nhà nước. Cụ thể như sau:
Căn cứ theo Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01/11/2007 tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân, Thủ tướng chỉ thị: “Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các công việc sau: …
Đối với các khoản huy động đóng góp tự nguyện để xây dựng cơ sở hạ tầng, huy động đóng góp mang tính chất xã hội, từ thiện, phải thực hiện theo đúng nguyên tắc tự nguyện.
Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân các cấp không được ra văn bản bắt buộc đóng góp, không được giao chỉ tiêu huy động cho cấp dưới, không gắn việc huy động đóng góp với việc cung cấp các dịch vụ công mà người dân được hưởng.
Chỉ đạo các Sở, Ban, ngành và Ủy ban Nhân dân cấp dưới rà soát, bãi bỏ ngay các văn bản huy động đóng góp của nhân dân không đúng quy định trước đây".
Sỹ Điền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?