Trường hợp nào phải bồi hoàn chi phí học bổng thạc sỹ của Nhà nước?
Trả lời: Theo Khoản 2, Điều 4 Nghị định số 143/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo như sau:
“Người học theo học trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gấp ba lần thời gian được hưởng chi phí đào tạo”.
Với quy định này, sau khi kết thúc khóa học bạn phải chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền với thời gian là 6 năm.
Trường hợp bạn đang công tác tại cơ quan được điều động nhưng xin chuyển sang cơ quan khác (cũng là cơ quan Nhà nước), nếu được sự đồng ý chấp nhận của cơ quan điều động thì bạn không phải bồi hoàn chi phí đào tạo.
Tuy nhiên nếu bạn tự ý chuyển, không được sự đồng ý của cơ quan điều động thì bạn sẽ vi phạm quy định khoản 2 Điều 3 Nghị định này (Người học chưa chấp hành đủ thời gian làm việc theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này mà tự ý bỏ việc) và phải chịu bồi hoàn tính theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định số 143/2013/NĐ-CP.
Cụ thể: Chi phí bồi hoàn theo công thức sau:
S = (F / T1) x (T1 - T2)
Trong đó:
- S là chi phí bồi hoàn;
- F là chi phí đào tạo được cấp;
- T1 là thời gian làm việc theo sự điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được tính bằng số tháng làm tròn;
- T2 là thời gian đã làm việc sau khi được điều động được tính bằng số tháng làm tròn.
Sỹ Điền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?