Nợ tiền không trả, thủ tục khởi kiện thế nào?

Tôi có cho một chị bạn vay 30 triệu đồng để làm ăn và chị hứa 6 tháng sau chị sẽ trả. Đến nay đã gần 2 năm mà chị ấy vẫn chưa trả cho tôi, tôi đòi chị còn cố tình chốn tránh. Bây giờ, nhà tôi có việc nên cần tiền gấp, vì vậy chồng tôi bảo tôi đi khởi kiện chị ấy lên tòa nhưng tôi không biết thủ tục khởi kiện gồm những gì. Luật sư có thể cho tôi biết thủ tục để khởi kiện người nợ không trả được không?

Công ty Luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi như sau:

Theo quy định tại Điều 4 Luật thi hành án thì bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực phải được cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án.

Trong trường hợp chị khởi kiện những người nợ tiền ra tòa, khi bản án (hoặc quyết định) của tòa án tuyên buộc những người nợ tiền phải thanh toán đầy đủ cho chị các khoản nợ có hiệu lực mà bên vay không tự nguyện hoàn trả thì theo quy định của Luật thi hành án, trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, chị có quyền làm đơn gửi tới cơ quan thi hành án cấp quận, huyện nơi tòa án xét xử sơ thẩm để yêu cầu thi hành án.

Đơn yêu cầu thi hành án bao gồm các nội dung sau: Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu; tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu; họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án; nội dung yêu cầu thi hành án; thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ. Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có. Người yêu cầu thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án gồm: Phong tỏa tài khoản; tạm giữ tài sản, giấy tờ; tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.

Cơ quan thi hành án sẽ ra thông báo thi hành án, ấn định cho người phải thi hành án một thời hạn tự nguyện thi hành án là 15 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. Hết thời hạn tự nguyện nói trên, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.

Việc cưỡng chế thi hành đối với tài sản là tiền sẽ được cơ quan thi hành án áp dụng một trong các biện pháp như khấu trừ tiền trong tài khoản; trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án; thu tiền của người phải thi hành án đang giữ hoặc thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ hoặc phát mại tài sản của người phải thi hành án để thu nợ…

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
139 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào