Uống rượu, bia khi tham gia giao thông có bị thu xe không?
Trước tiên, chúng tôi xin chân thành cám ơn quý độc giả đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục Tư vấn pháp luật
Sau đây, Công ty Luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi như sau:
Đối với người điều khiển ô tô vi phạm:
Tại điểm b khoản 7 điều 5 Nghị định 171 quy định: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở; Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng, bị tạm giữ phương tiện 7 ngày; Tại điểm a, khoản 8, điều 5, Nghị định 171 quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng, bị tạm giữ phương tiện 7 ngày. Tại điểm b khoản 5 điều 5 Nghị định 171 quy định: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa tới mức vi phạm quy định tại điểm b, khoản 7 và điểm a, khoản 8 điều 5 như trên; Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1 tháng, bị tạm giữ phương tiện 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
Đối với người điều khiển xe môtô vi phạm:
Tại điểm b, khoản 5, điều 6 Nghị định 171 quy định: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở; Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1 tháng, bị tạm giữ phương tiện 7 ngày. Tại điểm e, khoản 6, điều 6, Nghị định 171 quy định: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Ngoài việc phạt tiền, người vi phạm bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng, bị tạm giữ phương tiện 7 ngày.
Như vậy, khi tham gia giao thông người điều khiển phương tiện uống rượu, bia mà nồng độ vượt quá mức cho phép thì người vi phạm sẽ bị tước giấy phép lái xe 2 tháng và bị tạm giữ phương tiện 7 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?