Cảnh sát cơ động có được quyền xử phạt xe độ không?
Về hành vi thay đổi kết cấu xe đã được quy định tại Khoản 2 Điều 55 Luật giao thông đường bộ ban hành năm 2008 về bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ đã quy định rõ “Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt”. Như vậy, đối với việc bạn tự ý thay đổi kết cấu xe là sai với quy định. Và theo Khoản 3, Điều 30 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định "Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Tự ý đục lại số khung, số máy;b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe"
Tuy nhiên, theo khoản 4, Điều 48 Nghị định 171/2013 quy định thẩm quyền của cảnh sát cơ động trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì thì Cảnh Sát Cơ Động không có thẩm quyền xử phạt hành chính trong khi chủ xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự mô tô có hành vi tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước của xe. Vì vậy, cảnh sát cơ động không có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi tự ý thay đổi kết cấu xe.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?