Thực hiện phá thai trái phép phạt đến 15 năm tù

Trường hợp một người mở cơ sở khám chữa bệnh nhưng lại cung cấp cả dịch vụ nạo phá thai cho người khác mặc dù không có giấy phép. Nếu người đó gây hậu quả nghiêm trọng, dẫn đến chết người thì bị xử lý như thế nào?

Luật gia Giang Văn Quyết, chi hội luật gia Đông Đô, trả lời:

Chào bạn! pháp luật Việt Nam hiện hành quy định: Phụ nữ được quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng… Nghiêm cấm các cơ sở y tế và cá nhân làm các thủ thuật, phá thai, tháo vòng tránh thai nếu không có giấy phép do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp.

Việc quy định như vậy là tôn trọng quyền tự do lựa chọn và tiếp cận dịch vụ y tế của từng người dân, nhằm đảm bảo quyền lựa chọn của phụ nữ và tôn trọng quyết định của họ khi có thai ngoài ý muốn.

Tuy nhiên, đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ nạo phá thai thì pháp luật có những quy định khắt khe hơn. Bởi lẽ việc nạo phá thai nếu không đúng cách sẽ dễ dấn đến hậu quả nghiêm trọng hoặc di chứng cho phụ nữ.

Đến nay, văn bản liên quan có chế tài nghiêm khắc nhất là Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. Theo đó điều 243 quy định về tội “Phá thai trai phép” ghi rõ: Người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người đó hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

Trường hợp phạm tội mà gây hậu quả nghiêm trọng thì phạt tù từ ba năm đến mười năm, phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Tuy nhiên đến nay, thực tế cũng rất ít trường hợp nạo phá thai gây hậu quả nghiêm trọng bị xử lý. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân ấy là do chưa có bất kì một văn bản hướng dẫn nào cho quy định tại điều 243 Bộ luật hình sự. Vấn đề này khiến cho người đọc không thể nắm bắt được và người áp dụng luật thì không rõ để truy tố, xét xử hay định khung cho tội này.

Trở lại với trường hợp mà bạn hỏi, với những gì bạn trình bày, bạn hoàn toàn có quyền tố cáo hành vi của người mở cơ sở nạo hút thai và thực hiện việc nạo phá thai trái phép tới cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 243. Tội phá thai trái phép

1. Người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người đó hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Xuân Sơn

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
312 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào