Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bị xử lý thế nào?
Công ty Luật PLF xin trả lời câu hỏi như sau:
Doanh nghiệp có thể yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đến cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời cần lưu ý đến các tài liệu, chứng cứ khi thực hiện tố cáo.
Khi cá nhân hoặc tổ chức khác có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi xâm phạm này.
Doanh nghiệp có thể yêu cầu thông qua hình thức gửi đơn hoặc trực tiếp yêu cầu với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Tùy từng trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp có thể yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền như Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy ban nhân dân các cấpxử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.Trong trường hợp cơ quan nhận được đơn yêu cầu xử lý xâm phạm của doanh nghiệp, nếu thấy yêu cầu xử lý xâm phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác thì cơ quan nhận đơn sẽ hướng dẫn để doanh nghiệp thực hiện việc nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền hoặc chuyển đơn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đơn.
Hồ sơ gửi đến các cơ quan có thẩm quyền bao gồm:
Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm;
Các tài liệu, chứng cứ, hiện vật kèm theođể chứng minh một số vấn đề như: doanh nghiệp là chủ chủ sở hữu hoặc người được chuyển giao, được thừa kế quyền sở hữu công nghiệp,…; có hành vi xâm phạm đã xảy ra, chứng cứ nghi ngờ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm (đối với đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm); bản sao thông báo của doanh nghiệp gửi cho bên xâm phạm (có ấn định thời hạn hợp lý để chấm dứt hành vi xâm phạm) vàbên xâm phạm không chấm dứt hành vi xâm phạm; thiệt hại do sản phẩm xâm phạm gây ra;hiện vật về hàng hoá giả mạo hoặc sản phẩm, bộ phận sản phẩm, đề can, nhãn, mác, bao bì hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo,…; và các chứng cứ khác có giá trị chứng minh hành vi vi phạm.
Trong trường hợp doanh nghiệp yêu cầu thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp cần có giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền có công chứng hoặc có xác nhận của chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam sẽ thực hiện tố cáo hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam. Doanh nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Doanh nghiệp yêu cầu xử lý xâm phạm phải bảo đảm và chịu trách nhiệm về sự trung thực của các thông tin, tài liệu, chứng cứ mà mình cung cấp. Nếu nhằm mục đích không lành mạnh, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?