Giả bệnh để ‘lừa’ tiền của bạn bị xử lý như thế nào?

Tôi đã cho một anh bạn làm cùng công ty vay 5 triệu đồng để anh đi chữa bệnh. Vì là bạn nên tôi không làm giấy tờ vay tiền, nhưng tôi có ghi âm cuộc vay tiền đó mà anh ta không biết. Khi biết được sự thật là anh ấy không hề có bệnh và những điều anh nói trước kia đều là lừa gạt. Tôi đã đến gặp và còn gọi điện thoại nói chuyện với anh để lấy lại số tiền nhưng anh đều chối là không cầm số tiền đó của tôi. Vậy tôi nên làm gì bây giờ? Tôi có thể kiện anh ta được không (vì anh ta đã từng lừa nhiều người khác nhưng tôi không có bằng chứng cụ thể).

Chúng tôi xin được trả lời câu hỏi của bạn như sau:

1. Với việc bạn của bạn không hề có bệnh, nhưng có hành vi cố ý đưa ra thông tin là có bệnh (thủ đoạn gian đối) nhằm để cho bạn tin vào điều đó là sự thật và cho người bạn này vay tiền phục vụ cho việc chữa bệnh. Đồng thời người bạn này có hành vi chối là không cầm số tiền vay đó nhằm chiếm đoạt 5 triệu đó có thể được xác định là hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi lừa đảo mà người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải chịu hình phạt tương ứng, cụ thể Điều 139 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có quy định cụ thể về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Do đó, bạn hoàn toàn có thể tố cáo và cung cấp đầy đủ các thông tin và chứng cứ cần thiết (nếu có) về vụ việc nói trên cho cơ quan công an.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
252 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào