Thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài dịch vụ vận tải hàng hóa
Luật sư Nguyễn Thanh Hà trả lời: Về vấn đề của nhà đầu tư, chúng tôi trả lời như sau:
1. Một số lưu ý về vấn đề thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đòi hỏi Nhà đầu tư phải tiến hành thủ tục đăng ký hoặc thẩm tra dự án đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tùy thuộc vào địa điểm hoạt động của Công ty, cơ quan cấp phép có thể là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các công ty nằm ngoài các Khu công nghiệp hoặc các Khu chế xuất) hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất (đối với các Công ty nằm trong các Khu công nghiệp và Khu chế xuất).
Theo quy định của luật, thời gian để cấp giấy chứng nhận đầu tư theo Luật đầu tư củaViệt Nam là 45 ngày, trên thực tế, quy trình cấp phép có thể kéo dài hơn do cơ quan cấp phép phải tiến hành tham vấn ý kiến của các bộ ngành có liên quan.
Đối với các dự án đầu tư có quy mô vốn từ 300 tỷ đồng trở lên, Nhà đầu tư có nghĩa vụ phải lập Báo cáo giải trình tính khả thi của dự án đầu tư
Thông thường, khả năng cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho một công ty có vốn đầu tư nước ngoài thường được dựa trên các yếu tố cơ bản như sau:
a. Lộ trình mở cửa thị trường theo quy định tại cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, khung quy định pháp lý của các Luật đầu tư Việt Nam, Luật doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp luật liên quan đến từng ngành nghề cụ thể cũng như quy hoạch phát triển kinh tế tại các thành phố, tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Đối với trường hợp Nhà đầu tư Nhật Bản, khả năng cấp phép còn phụ thuộc vào lộ trình mở cửa thị trường của Việt Nam theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản ký năm 2008.
b. Khả năng tài chính, vốn đầu tư của dự án, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực phục vụ cho việc thực hiện Dự án đầu tư tại Việt Nam.
2. Thành lập doanh nghiệp kinhh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa.
Theo lộ trình cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam khi gia nhập WTO, Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam, trong đó, tỷ lệ vốn góp của Nhà đầu tư nước ngoài trong liên doanh không được vượt quá 49% vốn góp để thực hiện cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa.
Theo lộ trình cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trên cơ sở Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản, Nhà đầu tư Nhật Bản chỉ được phép thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam, trong đó, tỷ lệ vốn góp của Nhà đầu tư Nhật Bản trong liên doanh không được vượt quá 51% vốn góp để thực hiện cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa.
Do vậy, trong trường hợp này, Nhà đầu tư bắt buộc phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam, trong đó, tỷ lệ vốn góp của Nhà đầu tư không được vượt quá 51%.
Luật sư Thạc sỹ Nguyễn Thanh Hà (Mr.)
Công Ty Luật SBLAW
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?