Cảnh sát 113 được quyền khám người, kiểm tra ví không?

Buối tối tôi đi trên đoạn đường cầu Tó bị 2 anh cảnh sát 113 yêu cầu dừng xe và kiểm tra giấy tờ. Nhưng vì lúc chiều tôi cho bạn mượn xe nên đưa cả giấy tờ xe cho bạn và lúc kiểm tra tôi không có giấy đăng ký xe và bảo hiểm. Lúc này 2 anh cảnh sát 113 yêu cầu kiểm tra xe, khám người và kiểm tra cả ví của tôi. Tôi không hiểu cảnh sát 113 có quyền hạn đây không? Luật sư có thể giải đáp giúp tôi cảnh sát 113 có quyền khám người, kiểm tra ví không?

Trước tiên, chúng tôi xin chân thành cám ơn Quý độc giả đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chuyên mục.

Sau đây, Công ty Luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi như sau:

- Lực lượng Cảnh sát 113 là tên gọi tắt của lực lượng Cảnh sát phản ứng nhanh.

- Quyền hạn của lực lượng Cảnh sát 113 trong xử phạt vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt được quy định tại Khoản 4, Điều 68, Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

- Trách nhiệm và quyền hạn của lực lượng Cảnh sát 113 được quy định tại Khoản 4, Điều 2 Quyết định số 14045/QĐ-X11 ngày 12/11/2013 của Tổng cục xây dựng lực lượng Công an nhân dân quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an tỉnh, cụ thể như sau:

+ Thực hiện phương án, kế hoạch, biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự ở từng địa bàn công cộng; phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và chủ động giải quyết các vụ, việc về an ninh, trật tự xảy ra ở địa bàn công cộng theo quy định.

+ Tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát thường xuyên, đột xuất để giám sát việc chấp hành pháp luật, các quy định về bảo đảm an ninh, trật tự của địa phương; phát hiện và xử lý kịp thời, có hiệu quả theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trên địa bàn công cộng theo quy định.

+ Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ bảo vệ tuyệt đối an toàn hoạt động của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các đoàn khách quốc tế hoạt động ở địa bàn công cộng; các cuộc mít tinh, diễu binh, diễu hành, ngày lễ lớn; các hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội và du lịch, các hoạt động công cộng khác tổ chức ở địa phương theo phương án, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Phối hợp với cơ quan thông tin, truyền thông vận động nhân dân nêu cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia các hoạt động ở địa bàn công cộng.

+ Tham gia cấp cứu người bị hại, bị nạn; bảo vệ hiện trường, bảo đảm trật tự nơi xảy ra các vụ tai nạn giao thông hoặc các vụ vi phạm pháp luật khác.

+ Tiếp nhận thông tin và xử lý ban đầu những thông tin có liên quan đến an ninh, trật tự và yêu cầu giúp đỡ của nhân dân do các cơ quan, tổ chức và công dân báo đến số máy điện thoại 113 ở địa phương.

Đối với việc kiểm tra người (khám người), kiểm tra ví, điện thoại của đối tượng khả nghi là cần thiết và phù hợp với quy định của pháp luật. Thực tế cho thấy nhiều nghi can đã cất giấu vũ khí trong người, giấu ma túy trong ví, giày dép, điện thoại.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
247 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào