Có tên trong sổ hộ khẩu có được hưởng thừa kế?
Công ty luật vinabiz trả lời như sau:
- Đối với trường hợp sau này khi bố bạn mất, nếu bố bạn có lập di chúc thì tài sản được định đoạt theo như di chúc của bố bạn. Còn nếu bố bạn không lập di chúc và di chúc đó không có hiệu lực pháp luật thì phần tài sản mà bố bạn đề lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.
Đối với thừa kế theo pháp luật, theo quy định của pháp Bộ luật dân sự năm 2005 thì hàng thừa kế được quy định như sau:
“Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Chính vì vậy,con riêng của bố bạn có quyền được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật.
-Trường hợp bố bạn mang sổ hộ khẩu đến cơ quan chính quyền xã để nhập khẩu cho con riêng của bố bạn có vi phạm quy định pháp luât hay không còn phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
+ Nếu con riêng của bố bạn có chỗ ở hợp pháp, tạm trú liên tục tại nơi bạn sinh sống từ 1 năm và Bố bạn là chủ hộ trong gia đình, thì bố bạn có quyền nhập khẩu cho con riêng của bố bạn vào trong gia đình bạn.
Theo quy định tại Điều 20, Luật cư trú quy định về điều kiện được nhập khẩu như sau:
“1. Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;”
Như vậy cần văn bản đồng ý của chủ hộ khẩu để cho nhập cùng hộ khẩu mà không cần tất cả thành viên trong hộ khẩu đồng ý. Nếu trường hợp của bố bạn nằm trong trường hợp này thì bố bạn và cán bộ xã không vi phạm quy định của pháp luật
+ Còn trường hợp bố bạn không phải chủ hộ của gia đình thì cần phải được sự đồng ý của chủ hộ thì khi đó cán bộ xã sẽ làm thủ tục để nhập con riêng của bố bạn vào sổ hộ khẩu của gia đình bạn.
Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?