Có được phép ly hôn khi con mới 3 tháng tuổi?
Như câu hỏi của anh, anh có 2 vấn đề thắc mắc, chúng tôi xin trả lời như sau:
Thứ nhất, về quyền xin ly hôn của vợ anh:
Theo quy định tại Điều 85 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 về Quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn cụ thể như sau
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.
2. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.
Như vậy, pháp luật chỉ hạn chế quyền ly hôn của người chồng khi vợ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ còn người vợ vẫn có quyền xin ly hôn.
Thứ hai về quyền nuôi con:
Trong trường hợp của anh thì cháu bé mới 3 tháng tuổi tức là nằm trong số tuổi dưới 36 tháng. Vậy khi trẻ dưới 36 tháng tuổi thì khi ly hôn người mẹ được quyền nuôi con(trừ một số hoàn cảnh đặc biệt như người mẹ thường xuyên gây tổn thương lên thân thể đứa bé, hoặc phạm tôi nên không có điều kiện nuôi dưỡng con)
Căn cứ khoản 2, Điều 92, luật hôn nhân và gia đình: “Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.”
Căn cứ điểm D – Mục 11 – Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng Luật HN& GĐ: “d. Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần”
Vì vậy trong trường hợp trên của gia đình anh thì vợ chồng anh cần phải có sự thỏa thuận rõ ràng ai là người trực tiếp nuôi dạy cháu trước khi tiến tới quyết định ly hôn khi cháu bé mới 3 tháng tuổi
Còn vấn đề sau khi ly hôn thì anh vẫn có quyền tới thăm và chăm sóc cháu căn cứ theo Điều 94-luật HN & GĐ quy định: Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.
Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?