Trường hợp nào được coi là đánh bạc trên mạng?
Khi xem xét hành vi đánh bạc thì dưới bất cứ hình thức gì và xẩy ra trên mạng hay ở bất kì phương tiện nào, cũng cần phải xem xét hành vi đó theo quan điểm của luật Hình sự.
Tại khoản 1 điều 248 Bộ luật hình sự quy định về tội Đánh bạc nêu: “ Người đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền mặt hay hiện vật …”. Tại Nghị quyết 01/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Tôi cao nêu “ ...Là nhiều người (ít nhất từ hai người trở lên) cùng tham gia thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật...”.
Vì vậy người có hành vi đánh bạc phải có mục đích, động cơ vì tư lợi, thắng thua bằng tiền hoặc hiện vật, từ điểm xuất phát này cần xem xét cụ thể các trường hợp để xác định có hành vi đánh bạc hay không.
Trường hợp thứ nhất, tiền ảo do nhà cung cấp dịch vụ cấp miễn phí. Khi đăng ký làm thành viên của Web thì nhà cung cấp dịch vụ sẽ cấp cho bạn một khoản tiền ảo, Nếu chơi thua hết số tiền ảo này thì người thua cũng không thiệt hại bất cứ một lợi ích vật chất nào còn người thắng thì được thêm một khoản tiền ảo. Trường hợp này không thể gọi là hành vi đánh bạc.
Trường hợp thứ hai, nếu tiền ảo do dùng tiền thật đổi với nhà cung cấp dịch vụ mà có thì: nếu nhà cung cấp dịch vụ cho phép đổi tiền ảo ra tiền thật, người thua mất một số tiền ảo, cũng có nghĩa mất đi một khoản tiền thật đã dùng để đổi tiền ảo ( tức là có thiệt hại về mặt vật chất); người thắng được một khoản tiền ảo, số tiền ảo này đổi được ra tiền thật, tức người thắng được hưởng lợi ích từ trò chơi. Trong trường hợp này hành vi nêu trên được coi là thắng thua bằng tiền thật (vì mục đích tư lợi). Như vậy trường hợp này được coi là hành vi đánh bạc trên mạng.
Nếu nhà cung cấp dịch vụ không cho đổi tiền ảo sang tiền thật thì nếu tiền ảo của người thắng không thể đổi được tiền thật, thì không thể coi là hành vi đánh bạc được vì người thắng không thu được bất cứ lợi ích vật chất nào từ người thua hay của ai, bởi tiền ảo vẫn là tiền ảo. Việc người thua bỏ tiền thật ra để đổi tiền ảo thực chất được xem như hành vi “Giải trí” mà thôi.
Do vậy nếu thực tế việc nhà cung cấp dịch vụ không cho phép đổi tiền ảo sang tiền thật hay một loại vật chất nào khác giữa người chơi với nhà cung cấp dịch vụ thì các trò chơi theo nội dung này được hiểu là vui chơi giải trí trực tuyến.
Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?