Hướng dẫn sử dụng mã loại hình G21 như thế nào?

Hướng dẫn sử dụng mã loại hình G21 như thế nào? Danh mục hàng hóa xuất khẩu Việt Nam gồm những nội dung nào? Cơ quan hải quan xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở nào?

Hướng dẫn sử dụng mã loại hình G21 như thế nào?

Căn cứ theo Mục 1 Bảng mã loại hình và hướng dẫn sử dụng ban hành kèm theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021 quy định việc sử dụng mã loại hình G21 được hướng dẫn như sau:

G21: Tái xuất hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất

Theo đó, mã loại hình xuất khẩu G21 được sử dụng trong trường hợp tái xuất hàng đã tạm nhập theo loại hình kinh doanh TNTX mã G11 (bao gồm hoán đổi xăng dầu tái xuất).

Lưu ý: Doanh nghiệp tự xác định và khai thời hạn lưu giữ tại Việt Nam trên tờ khai hải quan. Trường hợp gia hạn phải thực hiện sửa đổi, bổ sung thông tin quản lý hàng TNTX.

*Nội dung trên thông tin về Hướng dẫn sử dụng mã loại hình G21 như thế nào?

Hướng dẫn sử dụng mã loại hình G21 như thế nào?

Hướng dẫn sử dụng mã loại hình G21 như thế nào? (Hình từ Internet)

Danh mục hàng hóa xuất khẩu Việt Nam gồm những nội dung nào?

Căn cứ theo Điều 26 Luật Hải quan 2014 quy định về phân loại hàng hóa như sau:

Điều 26. Phân loại hàng hóa
1. Phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa. Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
2. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam gồm mã số, tên gọi, mô tả hàng hóa, đơn vị tính và các nội dung giải thích kèm theo.
3. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ Công ước quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa.
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam thống nhất trong toàn quốc.
4. Trên cơ sở Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành do Chính phủ quy định, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành mã số hàng hóa thống nhất với mã số thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
[...]

Như vậy, Danh mục hàng hóa xuất khẩu Việt Nam gồm những nội dung: mã số, tên gọi, mô tả hàng hóa, đơn vị tính và các nội dung giải thích kèm theo.

Cơ quan hải quan xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở nào?

Căn cứ theo Điều 27 Luật Hải quan 2014 quy định về xác định xuất xử hàng hóa như sau:

Điều 27. Xác định xuất xứ hàng hóa
1. Đối với hàng hóa xuất khẩu:
a) Cơ quan hải quan xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa;
b) Trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan cung cấp chứng từ, tài liệu liên quan đến xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa, hàng hóa xuất khẩu được thông quan theo quy định tại Điều 37 của Luật này.
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu:
a) Cơ quan hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trên cơ sở nội dung khai của người khai hải quan, chứng từ chứng nhận xuất xứ, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu phát hành hoặc do người sản xuất, người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tự chứng nhận theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
[...]

Như vậy, cơ quan hải quan xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa.

Lưu ý: Nếu có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan cung cấp chứng từ, tài liệu liên quan đến xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Mã loại hình xuất khẩu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Mã loại hình xuất khẩu
Hỏi đáp pháp luật
Mã loại hình xuất khẩu H21 được sử dụng trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn sử dụng mã loại hình B12 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã loại hình xuất khẩu E42 được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã loại hình xuất khẩu G22 được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã loại hình xuất khẩu B11 được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã loại hình xuất khẩu B12 được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã loại hình xuất khẩu B13 được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã loại hình xuất khẩu G23 được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn sử dụng mã loại hình G24 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã loại hình xuất khẩu G61 được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đoàn Thị Quỳnh Như
19 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Xuân Hòa, TP.HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào