Trình tự, thủ tục quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam?
- Thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam?
- Trình tự, thủ tục quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam?
- Hình thức xử lý tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam?
Thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam?
Căn cứ theo Điều 43 Nghị định 77/2025/NĐ-CP quy định thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân sau:
Thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam (trừ trường hợp không phải làm thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định 77/2025/NĐ-CP) được quy định như sau:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam thông qua bộ, cơ quan trung ương.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam thông qua chính quyền địa phương.
Trình tự, thủ tục quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản từ 01/04/2025? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam?
Căn cứ theo Điều 44 Nghị định 77/2025/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản như sau:
- Đối với tài sản do chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam, đơn vị chủ trì quản lý tài sản căn cứ quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản xác định tính phù hợp của việc tiếp nhận tài sản chuyển giao và chịu trách nhiệm về việc xác định của mình.
Chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm toàn diện về tính hợp pháp của tài sản chuyển giao, không được lợi dụng việc chuyển giao để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Đơn vị chủ trì quản lý tài sản chịu trách nhiệm việc tiếp nhận tài sản phải đảm bảo không vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, pháp luật khác có liên quan và không ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch trong đấu thầu mua sắm tài sản tại cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Đơn vị đề nghị tiếp nhận tài sản chuyển giao chịu trách nhiệm toàn diện về sự đáp ứng của tài sản trong việc đảm bảo chất lượng công tác quản lý, chất lượng cung cấp dịch vụ công.
- Trường hợp xác định việc tiếp nhận tài sản chuyển giao là phù hợp với quy định của pháp luật thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày tiếp nhận tài sản và các hồ sơ, tài liệu liên quan, đơn vị chủ trì quản lý tài sản có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) xem xét, có ý kiến về đề xuất của đơn vị và trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 44 Nghị định 77/2025/NĐ-CP.
Hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản bao gồm:
+ Tờ trình đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản: bản chính.
+ Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, giá trị (nếu có thông tin về giá trị), hiện trạng của tài sản: bản chính.
+ Các hồ sơ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu, giá trị của tài sản chuyển giao và hình thức chuyển giao (nếu có): bản sao.
Trường hợp không có cơ quan cấp trên thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản gửi hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản trực tiếp đến cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan quản lý cấp trên lập 01 bộ hồ sơ báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 43 Nghị định 77/2025/NĐ-CP xem xét, quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản. Hồ sơ gồm:
Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên về việc đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản: bản chính;
Hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định 77/2025/NĐ-CP: bản sao.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này (trong trường hợp đơn vị chủ trì quản lý tài sản không có cơ quan quản lý cấp trên) hoặc hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này (trong trường hợp đơn vị chủ trì quản lý tài sản có cơ quan quản lý cấp trên), cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 43 Nghị định này xem xét, quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
- Trường hợp xác định việc chuyển giao tài sản không phù hợp với quy định của pháp luật thì cơ quan, tổ chức, đơn vị được đề nghị tiếp nhận phải từ chối tiếp nhận; trường hợp không từ chối được thì thực hiện báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 44 Nghị định 77/2025/NĐ-CP và đề xuất xử lý theo các hình thức quy định tại Điều 45 Nghị định 77/2025/NĐ-CP.
Hình thức xử lý tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam?
Căn cứ theo Điều 45 Nghị định 77/2025/NĐ-CP quy định hình thức xử lý tài sản như sau:
- Giao tài sản cho cơ quan quản lý chuyên ngành quản lý, xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 77/2025/NĐ-CP.
- Giao tài sản hoặc điều chuyển tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 77/2025/NĐ-CP.
- Giao tài sản hoặc điều chuyển tài sản cho đối tượng được giao quản lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng. Việc xác định đối tượng được giao quản lý đối với từng loại tài sản kết cấu hạ tầng được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng (nếu có) và pháp luật có liên quan.
- Bán đối với tài sản không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 45 Nghị định 77/2025/NĐ-CP, tài sản quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 45 Nghị định 77/2025/NĐ-CP nhưng không áp dụng được hình thức giao hoặc điều chuyển.







Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tài sản cố định là gì? Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định ra sao?
- Tải mẫu thông báo về việc tổ chức nghỉ mát cho nhân viên công ty mới nhất 2025?
- Ngày 9 5 2025 là thứ mấy? Ngày 9 tháng 5 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Việc công bố đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe, khám và điều trị HIV/AIDS được thực hiện thế nào?
- Phòng khám đa khoa thay đổi tên thì thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thế nào?