Viết 4 5 câu về việc làm của Bác trong bài Chiếc rễ đa tròn?

Viết 4 5 câu về việc làm của Bác trong bài Chiếc rễ đa tròn? Chương trình giáo dục tiểu học được thực hiện trong mấy năm học?

Viết 4 5 câu về việc làm của Bác trong bài Chiếc rễ đa tròn?

Bài Chiếc rễ đa tròn trích theo tập sách BÁC HỒ KÍNH YÊU

Một sớm hôm ấy, như thường lệ, sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. Chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống. Bác tần ngần một lát, rồi bảo chú cần vụ đứng gần đấy:

- Chú cuốn rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé !

Theo lời Bác, chú cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ xuống. Nhưng Bác lại bảo:

- Chú nên làm thế này.

Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.

Chú cần vụ thắc mắc:

- Thưa Bác, làm thế để làm gì ạ?

Bác khẽ cười:

- Rồi chú sẽ biết.

Nhiều năm sau, chiếc rễ đã bén đất và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó, mọi người mới hiểu vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế.

Dưới đây là mẫu viết 4 5 câu về việc làm của Bác trong bài Chiếc rễ đa tròn:

Thường lệ mỗi buổi sáng tinh mơ, Bác Hồ có thói quen tập thể dục rồi vào thăm vườn. Bác đặc biệt chú ý đến một cây đa cổ thụ cằn cỗi lộ ra những chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm thưa thớt trên mặt đất. Bác hướng dẫn chú cần vụ cuộn chiếc rễ đa thành một vòng tròn. Sau đó, Bác bảo chú ấy buộc nó lại tựa vào hai cái cọc, rồi mới vùi hai đầu rễ xuống đất để rễ bám đất tiếp tục phát triển. Nhiều năm sau đó, chiếc rễ đa nhỏ được Bác chăm ngày nào cũng đã bén đất và hình thành cây đa con có vòng lá tròn trở thành trò chơi yêu thích của trẻ nhỏ mỗi khi vào thăm vườn Bác.

Lưu ý: Mẫu viết 4 5 câu về việc làm của Bác trong bài Chiếc rễ đa tròn chỉ mang tính chất tham khảo!

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2025/NTKL/17042025/bai-chic-re-da-tron.jpg

Viết 4-5 câu về việc làm của Bác trong bài Chiếc rễ đa tròn? (Hình từ Internet)

Chương trình giáo dục tiểu học được thực hiện trong mấy năm học?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

Điều 28. Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
[...]

Như vậy, chương trình giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp 1 đến hết lớp 5.

Nhà trường có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong chương trình giáo dục tiểu học?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Giáo dục 2019, nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường trong chương trình giáo dục tiểu học đó là:

- Công bố công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường;

- Tổ chức tuyển sinh, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền;

- Chủ động đề xuất nhu cầu, tham gia tuyển dụng nhà giáo, người lao động trong trường công lập; quản lý, sử dụng nhà giáo, người lao động; quản lý người học;

- Huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa;

- Phối hợp với gia đình, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục; tổ chức cho nhà giáo, người lao động và người học tham gia hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng.

Môn Ngữ văn
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Môn Ngữ văn
Hỏi đáp Pháp luật
Top 3+ mẫu viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện một sinh hoạt văn hóa đạt 10 điểm?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết bài giới thiệu một tập thơ một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết hay nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
3 Mẫu viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc?
Hỏi đáp Pháp luật
3 đoạn văn tả đồ dùng học tập mà em yêu thích?
Hỏi đáp Pháp luật
3 Bài văn tả buổi sáng trên khu phố em sống?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp 8+ mẫu mở bài chung cho nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống lôi cuốn nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
5 Mẫu bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường điểm cao, hay nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
5 Mẫu trình bày ý kiến về tác dụng ý nghĩa của việc đọc sách mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Viết bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng học sinh ăn quà bánh, xả rác ra sân trường bừa bãi?
Hỏi đáp Pháp luật
3 Bài văn nghị luận về nghịch cảnh trong cuộc sống?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Môn Ngữ văn
Nguyễn Thị Kim Linh
55 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Môn Ngữ văn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Môn Ngữ văn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào