Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo có được ký văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng quản lý không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Đơn vị sự nghiệp công lập gồm những gì?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo có được ký văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng quản lý không?
- Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo gồm những nội dung gì?
Đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Đơn vị sự nghiệp công lập gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:
Điều 9. Đơn vị sự nghiệp công lập và cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
1. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ);
b) Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).
[...]
Theo đó đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
Đồng thời đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
- Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ);
- Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).
Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo có được ký văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng quản lý không? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo có được ký văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng quản lý không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 03/2025/TT-BGDĐT quy định như sau:
Điều 3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý và nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch (nếu có), Thư ký và thành viên Hội đồng quản lý
[...]
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản lý
a) Điều hành Hội đồng quản lý thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý và quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tổ chức việc giám sát và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược, kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; kết quả quản lý điều hành của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động theo nhiệm kỳ và hàng năm, hàng quý hoặc hàng tháng của Hội đồng quản lý; lãnh đạo thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản lý;
d) Triệu tập, chủ trì các cuộc họp Hội đồng quản lý; chỉ đạo chuẩn bị các chương trình, tài liệu cuộc họp hoặc lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản lý;
đ) Ký văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng quản lý;
e) Phân công nhiệm vụ và giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng quản lý;
g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng quản lý quy định tại khoản 5 Điều này;
h) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật, Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý và Quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập;
i) Chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
[...]
Theo đó Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo có nhiệm vụ, quyền hạn ký văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng quản lý.
Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo gồm những nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 03/2025/TT-BGDĐT quy định như sau:
Điều 5. Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý
1. Hội đồng quản lý hoạt động theo quy chế hoạt động được cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý phê duyệt. Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Các quy định chung;
b) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý;
c) Số lượng, cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản lý;
d) Nhiệm vụ, quyền hạn, nhiệm kỳ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch (nếu có), Thư ký và thành viên Hội đồng quản lý; tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch (nếu có), Thư ký và thành viên Hội đồng quản lý;
đ) Nguyên tắc, chế độ làm việc của Hội đồng quản lý;
e) Mối quan hệ công tác giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan quản lý cấp trên; mối quan hệ công tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (nếu có);
g) Điều kiện làm việc và kinh phí hoạt động của Hội đồng quản lý theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp cần thiết sửa đổi, bổ sung quy chế hoạt động, Hội đồng quản lý thông qua quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý gửi cơ quan thẩm định trình cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý phê duyệt theo quy định tại khoản 7 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
Theo đó quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Các quy định chung;
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý;
- Số lượng, cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản lý;
- Nhiệm vụ, quyền hạn, nhiệm kỳ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch (nếu có), Thư ký và thành viên Hội đồng quản lý; tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch (nếu có), Thư ký và thành viên Hội đồng quản lý;
- Nguyên tắc, chế độ làm việc của Hội đồng quản lý;
- Mối quan hệ công tác giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan quản lý cấp trên; mối quan hệ công tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (nếu có);
- Điều kiện làm việc và kinh phí hoạt động của Hội đồng quản lý theo quy định của pháp luật.
Đồng thời trường hợp cần thiết sửa đổi, bổ sung quy chế hoạt động, Hội đồng quản lý thông qua quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý gửi cơ quan thẩm định trình cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý phê duyệt theo quy định tại khoản 7 Điều 7 Nghị định 120/2020/NĐ-CP.
.jpg)

.jpg)
.jpg)
.jpg)





Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Thông tư 19 2025 TT BQP có hiệu lực từ khi nào?
- Trẻ em có phải là người tiêu dùng dễ bị tổn thương được bảo vệ quyền lợi không?
- Trọn bộ đề thi học kỳ 2 Vật Lí 12 Kết Nối Tri Thức có đáp án mới nhất năm 2025?
- Đề thi học kì 2 năm 2025 môn Sử Địa lớp 8 có đáp án?
- Mẫu lập dàn ý bài văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4 hay nhất, chi tiết?