Đáp án tuần 3 Cuộc thi Tự hào Việt Nam 2025?
Đáp án tuần 3 Cuộc thi Tự hào Việt Nam 2025?
Tuần 3 Cuộc thi Tự hào Việt Nam 2025 bắt đầu từ 00h00 ngày 23/03/2025 đến hết ngày 29/03/2025 theo múi giờ Việt Nam. Dưới đây là đáp án tuần 3 Cuộc thi Tự hào Việt Nam 2025:
Câu 1: Ngày 25 tháng 3 năm 1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 241- NQ/TW thành lập Hội đồng chi viện miền Nam ở Trung ương do ai làm Chủ tịch?
Đồng chí Võ Nguyên Giáp
Đồng chí Phạm Văn Đồng
Đồng chí Lê Thanh Nghị
Đồng chí Tôn Đức Thắng
Câu 2: Tại buổi trao đổi với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp thứ 3), đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ: Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên......dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
"đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế"
Câu 3: Theo Hiệp định Giơnevơ năm 1954, đâu là giới tuyến quân sự tạm thời phân chia 2 miền Nam - Bắc Việt Nam trong thời gian chờ cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước?
Vĩ tuyến 17
Vĩ tuyến 16
Vĩ tuyến 18
Vĩ tuyến 15
Câu 4: Theo Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, đến năm 2030, nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo đạt chỉ tiêu nào?
10 người trên một vạn dân
12 người trên một vạn dân
20 người trên một vạn dân
11 người trên một vạn dân
Câu 5: Trong hai ngày 18-19/8/1965 đã diễn ra trận đọ sức quyết liệt đầu tiên giữa lực lượng chủ lực Quân giải phóng miền Nam Việt Nam với quân viễn chinh Mỹ, chỉ ra khả năng ta có thể đánh thắng Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Đó là trận đánh nào?
Trận Vạn Tường
Trận Núi Thành
Trận Ấp Bắc
Trận Đồng Xoài
Câu 6: Tháng 4/1970, Hội nghị Cấp cao ba nước Đông Dương họp nhằm mục đích gì?
Vạch trần âm mưu “Đông Dương hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ
Tố cáo tội ác chiến tranh của Mỹ
Biểu thị quyết tâm đoàn kết chiến đấu chống Mỹ của nhân dân ba nước Đông Dương
Xây dựng căn cứ địa kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương
Câu 7: Ghi nhận những công lao của Thành phố Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước, năm 2005, Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng cho Thành phố Hồ Chí Minh danh hiệu nào?
Thành phố hội nhập
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Thành phố Anh hùng
Thành phố sáng tạo
Câu 8: Tại buổi trao đổi chuyên đề với Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp thứ ba), đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ, cơ sở định vị mục tiêu đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới là?
Gồm các phương án được nêu
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đem đến cơ hội cho những quốc gia đang phát triển
Những thành tựu vĩ đại đạt được sau 40 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, giúp Việt Nam tích lũy thế và lực cho sự phát triển bứt phá trong giai đoạn tiếp theo
Sự biến chuyển có tính thời đại đem đến thời cơ, thuận lợi mới, đồng thời cũng có nhiều thách thức
Câu 9: “Thành phố Hồ Chí Minh vì cả nước, cùng cả nước” được cố Tổng Bí thư Lê Duẩn khẳng định tại Đại hội nào?
Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ III (1983)
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (1982)
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (1976)
Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IV (1986)
Lưu ý: Đáp án tuần 3 Cuộc thi Tự hào Việt Nam 2025? chỉ mang tính chất tham khảo!
Xem chi tiết tại Kế hoạch 09-KH/BTGDVTW năm 2025 của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương về việc tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tự hào Việt Nam". Tải về
Đáp án tuần 3 Cuộc thi Tự hào Việt Nam 2025? (Hình từ Internet)
Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có vai trò gì?
Căn cứ Điều 2 Luật Thủ đô 2024 quy định vị trí, vai trò của Thủ đô:
Điều 2. Vị trí, vai trò của Thủ đô
1. Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.
2. Thủ đô là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là thành phố trực thuộc trung ương, là đô thị loại đặc biệt, là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế của cả nước.
3. Trụ sở cơ quan Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ đặt tại khu vực Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Theo quy định trên, Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là thành phố trực thuộc trung ương, là đô thị loại đặc biệt, là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế của cả nước.
Các khu vực, di tích, di sản, công trình nào được tập trung nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa?
Căn cứ Điều 21 Luật Thủ đô 2024 quy định phát triển văn hóa, thể thao, du lịch:
Điều 21. Phát triển văn hóa, thể thao, du lịch
1. Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
2. Hội đồng nhân dân Thành phố quy định các biện pháp ưu tiên nguồn lực cho bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô; việc đầu tư các nguồn lực nhằm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả đáp ứng yêu cầu bảo vệ, phát triển văn hóa Thủ đô và hội nhập quốc tế; đầu tư nguồn lực phát triển thể thao thành tích cao, xây dựng công trình thể thao hiện đại đạt tiêu chuẩn khu vực và thế giới; đào tạo, bồi dưỡng vận động viên, huấn luyện viên đạt trình độ quốc gia, quốc tế; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp.
3. Các khu vực, di tích, di sản, công trình sau đây được tập trung nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa:
a) Khu vực Ba Đình;
b) Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch; Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh;
[...]
Thoe đó, các khu vực, di tích, di sản, công trình được tập trung nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa bao gồm:
- Khu vực Ba Đình
- Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch; Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh
- Di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám và các di sản văn hóa khác được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới
- Khu di tích Cổ Loa và các di tích quốc gia đặc biệt khác, các di tích quốc gia, bảo vật quốc gia, di sản văn hóa phi vật thể thuộc danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn Thành phố; di tích cấp Thành phố; di sản văn hóa trong danh mục được kiểm kê
- Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, khu vực Hồ Tây
- Phố cổ, làng cổ, làng nghề, làng có nghề truyền thống tiêu biểu
- Công trình kiến trúc có giá trị










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
