Hướng dẫn thực hiện quyết toán thuế TNDN trên phần mềm HTKK mới nhất năm 2025?
Hướng dẫn thực hiện quyết toán thuế TNDN trên phần mềm HTKK mới nhất năm 2025?
Dưới đây là hướng dẫn thực hiện quyết toán thuế TNDN trên phần mềm HTKK phiên bản 5.3.3 như sau:
Bước 1: NNT tải phần mềm HTKK phiên bản 5.3.3
Bước 2: Sau khi cài đặt xong, NNT mở HTKK phiên bản 5.3.3 nhập đầy đủ thông tin MST và thông tin Doanh nghiệp.
Bước 3: NNT chọn tờ khai thuế TNDN cần kê khai tại mục "Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp".
Bước 4: Tại màn hình chọn kỳ tính thuế, NNT nhập các thông tin sau:
- Trường hợp quyết toán: NNT chọn trường hợp quyết toán tương ứng trong danh sách.
- Năm: Mặc định là 2024 (có hỗ trợ NNT nhập lại kỳ kê khai)
- Từ ngày ... Đến ngày...: Hiển thị tự động theo kỳ tính thuế NNT chọn
- Loại tờ khai: NNT chọn loại tờ khai chính thức hoặc bổ sung.
- Chọn phụ lục kê khai: NNT tích chọn phụ lục tương ứng.
Sau khi chọn đầy đủ các thông tin, NNT chọn "Đồng ý" để vào màn hình kê khai tờ khai.
Bước 5: NNT thực hiện kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai chính và trên phụ lục, sau đó chọn "Ghi" để lưu lại thông tin kê khai.
Bước 6: NNT thực hiện chức năng "Kết xuất", chọn "Kết xuất XML" để kết xuất file XML Tờ khai Thuế Thu nhập doanh nghiệp ra máy tính trạm.
Bước 7: NNT thực hiện đăng nhập ứng dụng Thuế điện tử theo đường dẫn: https://thuedientu.gdt.gov.vn, chọn chức năng "Khai thuế", chọn "Nộp tờ khai XML"
Bước 8: Tại màn hình nộp tờ khai, NNT chọn "Chọn tệp tờ khai" và chọn đến đường dẫn lưu file XML Tờ khai Thuế Thu nhập doanh nghiệp đã kết xuất từ phần mềm HTKK.
Bước 9: NNT chọn "Ký điện tử" để ký điện tử và gửi tờ khai đến Cơ quan Thuế.
NNT lưu ý kiểm tra lại thông tin tờ khai và theo dõi kết quả xử lý tờ khai trên trang https://thuedientu.gdt.gov.vn để đảm bảo tờ khai được nộp thành công.
Hướng dẫn thực hiện quyết toán thuế TNDN trên phần mềm HTKK mới nhất năm 2025? (Hình từ Internet)
Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là đối tượng nào?
Căn cứ Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 quy định người nộp thuế:
Điều 2. Người nộp thuế
1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
c) Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
d) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
đ) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
[...]
Theo đó, người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là đối tượng sau:
[1] Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế, bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
- Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
[2] Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam;
- Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó;
- Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú;
- Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
[3] Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:
- Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, mỏ dầu, mỏ khí, mỏ hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;
- Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
- Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác;
- Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;
- Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
Mẫu 03/TNDN tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp?
Căn cứ Mẫu 03/TNDN Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định mẫu tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Tải về Mẫu 03/TNDN tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Lưu ý: Mẫu 03/TNDN áp dụng đối với phương pháp doanh thu - chi phí





Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Khung trích khấu hao tài sản cố định 2025 là gì?
- File word mẫu giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất 2025 theo Nghị định 82?
- Chúa Nhật Lễ Lá là gì? Chúa Nhật Lễ Lá 2025 là ngày nào?
- Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2025 THCS đề 1?
- Tổng hợp các ngày lễ hội truyền thống tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh trong một năm?