Mức hỗ trợ đối với diện tích lúa bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật từ 25/02/2025?
Mức hỗ trợ đối với diện tích lúa bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật từ 25/02/2025?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 9/2025/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật như sau:
Điều 5. Mức hỗ trợ bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật
1. Mức hỗ trợ đối với cây trồng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật
a) Diện tích lúa:
Sau gieo trồng từ 01 đến 10 ngày: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 6.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha;
Sau gieo trồng từ trên 10 ngày đến 45 ngày: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 8.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha;
Sau gieo trồng trên 45 ngày: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 5.000.000 đồng/ha.
[...]
Như vậy, từ 25/02/2025, mức hỗ trợ đối với diện tích lúa bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật như sau:
- Sau gieo trồng từ 01 đến 10 ngày: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 6.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha;
- Sau gieo trồng từ trên 10 ngày đến 45 ngày: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 8.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha;
- Sau gieo trồng trên 45 ngày: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 5.000.000 đồng/ha.
Mức hỗ trợ đối với diện tích lúa bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật từ 25/02/2025? (Hình từ Internet)
Trình tự trách nhiệm thực hiện việc hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 9/2025/NĐ-CP quy định về trình tự trách nhiệm thực hiện việc hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật được thực hiện như sau:
(1) Trình tự, trách nhiệm thực hiện việc hỗ trợ đối với các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
(2) Trình tự, trách nhiệm thực hiện việc hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật trừ trường hợp quy định tại (1):
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Tổ kiểm tra phối hợp với cơ sở sản xuất tiến hành thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết.
Tổ kiểm tra bao gồm đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện một số tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương, đại diện thôn, tổ dân phố. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định mời đại diện Ủy ban nhân dân cấp huyện tham gia Tổ kiểm tra. Tổ kiểm tra thực hiện phối hợp với cơ sở sản xuất tổ chức thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ cụ thể báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã.
Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo biểu mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 9/2025/NĐ-CP.
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định và quyết định hỗ trợ theo thẩm quyền hoặc tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo biểu mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 9/2025/NĐ-CP.
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và bố trí ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để đáp ứng kịp thời nhu cầu hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật theo quy định tại Nghị định 9/2025/NĐ-CP.
Nguyên tắc hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 9/2025/NĐ-CP quy định về nguyên tắc hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật như sau:
- Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí giống cây trồng, lâm nghiệp, vật nuôi, thủy sản, sản xuất muối hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu (không phải đền bù thiệt hại).
- Thực hiện hỗ trợ kịp thời, trực tiếp bằng tiền hoặc bằng giống cây, con, hiện vật. Giống cây, con, hiện vật hỗ trợ phải đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện sinh thái và thực tế của địa phương.
- Việc hỗ trợ phải công khai, minh bạch, đúng mức và đúng đối tượng.
- Trường hợp có nhiều chính sách hỗ trợ cùng một nội dung, cùng một thời điểm, cơ sở sản xuất được nhận hỗ trợ một chính sách cao nhất.
Lưu ý: Nghị định 9/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/02/2025.


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Ngày 24 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Tiền làm thêm giờ vào ngày 24 tháng 2 2025 âm lịch là bao nhiêu?
- Sân bay Gia Bình rộng bao nhiêu hectare? Sân bay Gia Bình ở tỉnh nào?
- 04 lưu ý khi không nộp phạt vi phạm giao thông năm 2025 mới nhất?
- Điểm mới thi đánh giá năng lực sư phạm năm 2025 cần lưu ý?
- Ngày 23 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Số giờ làm việc tối đa ngày 23 tháng 2 2025 âm lịch của người lao động là bao nhiêu giờ?