Ký hiệu đơn vị tiền tệ của các nước trên thế giới?
Ký hiệu đơn vị tiền tệ của các nước trên thế giới?
Hiện nay, có hơn 180 loại tiền tệ chính thức đang được lưu hành trên thế giới, mỗi loại tiền tệ sẽ có giá trị và ký hiệu riêng.
Dưới đây là một số ký hiệu đơn vị tiền tệ của các nước trên thế giới phổ biến:
Ký hiệu đơn vị tiền tệ của các nước châu Âu:
Quốc gia | Tiền tệ | Mã tiền tệ | Ký hiệu tiền tệ |
Các nước khu vực đồng Euro | Euro | EUR | € |
Vương quốc Anh | Bảng Anh | GBP | £ |
Thụy sĩ | Đồng franc Thụy Sĩ | CHF | CHF |
Czechia | Đồng koruna của Séc | CZK | Kč |
Đan mạch | Krone Đan Mạch | DKK | kr |
Croatia | Đồng Kuna của Croatia | HRK | kn |
Hungary | Đồng forint của Hungary | HUF | ft |
Na Uy | Krone Na Uy | NOK | kr |
Ba Lan | Đồng zloty Ba Lan | PLN | zł |
Nga | Đồng rúp Nga | RUB | ₽ |
Thụy Điển | Đồng curon Thụy Điển | SEK | kr |
Ký hiệu đơn vị tiền tệ của các nước châu Mỹ:
Quốc gia | Tiền tệ | Mã tiền tệ | Ký hiệu tiền tệ |
Mỹ | Đô la Mỹ | USD | $ |
Canada | đô la Canada | CAD | $ |
Chile | Peso Chile | CLP | $ |
Mexico | đồng peso Mexican | MXN | $ |
Colombia | Đồng peso Colombia | COP | $ |
Ký hiệu đơn vị tiền tệ của các nước châu Á và khu vực Thái Bình Dương:
Quốc gia | Tiền tệ | Mã tiền tệ | Ký hiệu tiền tệ |
Châu Úc | Đô la Úc | AUD | $ |
Trung Quốc | nhân dân tệ của Trung Quốc | CNY | ¥ / 元 |
Hồng Kông | đôla Hong Kong | HKD | $ / HK $ / “元” |
Indonesia | Rupiah Indonesia | IDR | Rp |
Nhật Bản | yen Nhật | JPY | ¥ |
New Zealand | Đô la New Zealand | NZD | $ |
Singapore | đô la Singapore | SGD | $ |
Ấn Độ | Rupee Ấn Độ | INR | ₹ |
Thái Lan | Đồng baht Thái | THB | ฿ |
Ký hiệu đơn vị tiền tệ của các nước Trung Đông và châu Phi:
Quốc gia | Tiền tệ | Mã tiền tệ | Ký hiệu tiền tệ |
UAE | Emirati dirham | AED | د.إ |
Người israel | Đồng shekel của Israel | ILS | ₪ |
Kenya | Đồng shilling của Kenya | KES | Ksh |
Nigeria | Nigieria naira | NGN | ₦ |
Nam Phi | rand Nam Phi | ZAR | R |
Ký hiệu đơn vị tiền tệ của các nước trên thế giới? (Hình từ Internet)
Ký hiệu đơn vị tiền Việt Nam là gì?
Căn cứ theo Điều 16 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định như sau:
Điều 16. Đơn vị tiền
Đơn vị tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là "Đồng", ký hiệu quốc gia là "đ", ký hiệu quốc tế là "VND", một đồng bằng mười hào, một hào bằng mười xu.
Căn cứ theo Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định như sau:
Điều 17. Phát hành tiền giấy, tiền kim loại
1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.
4. Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản "Nợ" đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản "Có" của Ngân hàng Nhà nước.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại Việt Nam. Đơn vị tiền Việt Nam là "Đồng", ký hiệu quốc gia là "đ" và ký hiệu quốc tế là "VND".
Nội dung giám sát ngân hàng gồm gì? Đối tượng giám sát ngân hàng có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo Điều 58 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, nội dung giám sát ngân hàng bao gồm:
- Thu thập, tổng hợp và xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu theo yêu cầu giám sát ngân hàng.
- Xem xét, theo dõi tình hình chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra và khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng.
- Phân tích, đánh giá tình hình tài chính, hoạt động, quản trị, điều hành và mức độ rủi ro của tổ chức tín dụng; xếp hạng các tổ chức tín dụng hằng năm.
- Phát hiện, cảnh báo rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng và nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
- Kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro, vi phạm pháp luật.
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 57 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, đối tượng giám sát ngân hàng có các quyền và nghĩa vụ dưới đây:
- Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
- Báo cáo, giải trình đối với khuyến nghị, cảnh báo rủi ro và an toàn hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
- Thực hiện khuyến nghị, cảnh báo rủi ro và an toàn hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/NTKL/13022025/don-vi-tien-te.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/22042024/chinh-sach-tien-te.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2023/DTT/10112023/chuc-nang-tien-te.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2023/CTV/01112023/chinh-sach-tien-te.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Đã lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế rồi mà vẫn còn sai sót thì phải xử lý thế nào?
- Ban quản lý khu kinh tế có được cấp giấy phép môi trường không?
- Phòng khám đa khoa có được tổ chức khám bệnh nghề nghiệp không?
- Mức thù lao của người môi giới bất động sản có được thỏa thuận không?
- Xử lý sự cố đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế như thế nào?