Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động mà không có văn bản đồng ý của người lao động bị xử phạt bao nhiêu?
- Mức lương làm công việc khác so với hợp đồng lao động có được thấp hơn mức lương công việc cũ không?
- Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động mà không có văn bản đồng ý của người lao động bị xử phạt bao nhiêu?
- Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp nào?
Mức lương làm công việc khác so với hợp đồng lao động có được thấp hơn mức lương công việc cũ không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 quy định về chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động như sau:
Điều 29. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
[...]
3. Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
[...]
Theo đó, người lao động được điều chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì được trả lương theo công việc mới. Nếu mức lương của công việc mới thấp hơn mức lương của công việc cũ thì được trả lương theo công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Mức lương của công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động mà không có văn bản đồng ý của người lao động bị xử phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động mà không có văn bản đồng ý của người lao động bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ tại điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động như sau:
Điều 11. Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động
[...]
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
[...]
c) Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do; thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật.
[...]
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
[...]
c) Buộc người sử dụng lao động bố trí người lao động làm công việc đúng với hợp đồng lao động đã giao kết khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
[...]
Như vậy, chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động mà không có văn bản đồng ý của người lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng
- Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng
Bên cạnh đó, buộc người sử dụng lao động bố trí người lao động làm công việc đúng với hợp đồng lao động đã giao kết
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định về người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong các trường hợp dưới đây:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, ngoại trừ trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019.
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn theo quy định tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019.
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019.
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/LNMT/Th%C3%A1ng%202%202025/250208/ng_ld_xin_nghi.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/LNMT/Th%C3%A1ng%202%202025/250207/tam_ung_luong.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/LNMT/Th%C3%A1ng%202%202025/250205/ng_lao_dong.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTNT/thang6/chuyen-nld-lam-cv-khac.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/LNMT/Th%C3%A1ng%202%202025/20250203/ng_dd_ld.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/LNMT/21%20th%C3%A1ng%201/250123/tu_y_ngh.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/LNMT/10%20th%C3%A1ng%201%202025/250121/n_l_d.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/PVHM/0117/truc-tet.png)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/LNMT/10%20th%C3%A1ng%201%202025/250115/ng_ld.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2025/LTN/tam-ung-de-thuc-hien-cong-viec.png)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Ngày 16 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Người lao động được nghỉ hưởng lương ngày 16 tháng 2 2025 âm không?
- Ngày 13 tháng 2 là ngày gì? Ngày 13 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Bài mẫu thư UPU lần thứ 54 năm 2025 cho học sinh lớp 8 hay nhất?
- Xem Lịch 2025, lịch âm 2025, lịch vạn niên 2025 chi tiết, đầy đủ cả năm?
- Môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025 Quảng Ninh?