Mẫu sổ nhật ký bán hàng theo Thông tư 133?

Mẫu sổ nhật ký bán hàng theo Thông tư 133? Doanh nghiệp có tổng nguồn vốn bao nhiêu thì coi là doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Mẫu sổ nhật ký bán hàng theo Thông tư 133?

Mẫu sổ nhật ký bán hàng theo Thông tư 133 áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là Mẫu số S03a4-DNN tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.

Dưới đây là mẫu sổ nhật ký bán hàng theo Thông tư 133:

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/NTKL/07022025/so-nhat-ky-ban-hang.jpg

Tải mẫu sổ nhật ký bán hàng theo Thông tư 133:

Tại đây

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/NTKL/07022025/so-nhat-ky-ban-hang%20(1).jpg

Mẫu sổ nhật ký bán hàng theo Thông tư 133? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp có tổng nguồn vốn bao nhiêu thì coi là doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định như sau:

Điều 4. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:
a) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;
b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
2. Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, doanh nghiệp nếu có tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người thì được xác định là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Có mấy nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Căn cứ theo Điều 5 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, có 06 nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm:

- Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tôn trọng quy luật thị trường, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Bảo đảm công khai, minh bạch về nội dung, đối tượng, trình tự, thủ tục, nguồn lực, mức hỗ trợ và kết quả thực hiện.

- Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có trọng tâm, có thời hạn, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ và khả năng cân đối nguồn lực.

- Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nguồn lực ngoài Nhà nước do các tổ chức, cá nhân tài trợ được thực hiện theo quy định của tổ chức, cá nhân đó nhưng không được trái quy định của pháp luật.

- Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời đáp ứng điều kiện của các mức hỗ trợ khác nhau trong cùng một nội dung hỗ trợ theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 và quy định khác của pháp luật có liên quan thì doanh nghiệp được lựa chọn mức hỗ trợ có lợi nhất.

Trường hợp nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 thì ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ hơn.

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa được nhận hỗ trợ khi đã thực hiện đầy đủ quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm gì trong hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Căn cứ theo Điều 24 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

[1] Bộ, cơ quan ngang Bộ

- Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Tổ chức việc thống kê và công bố thông tin về doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Hướng dẫn doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;

- Ưu tiên bố trí nguồn lực để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

[2] Bộ Công Thương: có trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi phân phối sản phẩm.

[3] Bộ Khoa học và Công nghệ: có trách nhiệm hướng dẫn việc thành lập cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung; hỗ trợ nâng cao năng lực công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

[4] Bộ Tài nguyên và Môi trường: có trách nhiệm hướng dẫn các địa phương bố trí quỹ đất để hình thành, phát triển cụm công nghiệp; khu chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

[5] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: có trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách của Chính phủ về hỗ trợ tổ chức tín dụng tăng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Chế độ kế toán
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chế độ kế toán
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Phụ lục 3 Thông tư 200/2014/TT-BTC danh mục và biểu mẫu chứng từ kế toán cập nhật mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu sổ nhật ký bán hàng theo Thông tư 133?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải mẫu sổ chi phí đầu tư xây dựng theo Thông tư 200?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải mẫu sổ nhật ký thu tiền theo Thông tư 133?
Hỏi đáp Pháp luật
1 năm có bao nhiêu kỳ kế toán tháng?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải mẫu sổ nhật ký chung theo Thông tư 133?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu sổ chi tiết đầu tư chứng khoán theo Thông tư 200?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu sổ nhật ký mua hàng theo Thông tư 200?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu sổ nhật ký thu tiền theo Thông tư 200?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu sổ nhật ký chi tiền theo Thông tư 200?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chế độ kế toán
Nguyễn Thị Kim Linh
21 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào