Đã có Nghị định 12/2025/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa?
Đã có Nghị định 12/2025/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa?
Ngày 20/1/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 12/2025/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
Theo đó, Nghị định 12/2025/NĐ-CP áp dụng với những đối tượng sau đây:
- Cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa.
- Cơ quan quản lý dường thủy nội địa, gồm:
+ Cơ quan quản lý đường thủy nội địa ở trung ương là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thống vận tải quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa trong phạm vi cả nước.
+ Cơ quan quản lý đường thủy nội địa cấp tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dẫn cấp tỉnh quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa.
+ Cơ quan quản lý đường thủy nội địa cấp huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa.
- Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa (sau đây gọi là cơ quan quản lý tài sản), gồm:
+ Cơ quan quản lý tài sản ở trung ương là cơ quan quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định 12/2025/NĐ-CP
+ Cơ quan quản lý tài sản cấp tỉnh là cơ quan quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
+ Cơ quan quản lý tài sản cấp huyện là cơ quan quy định tại điểm c khoản 2 Điều 2 Nghị định 12/2025/NĐ-CP
- Tổ chức, đơn vị trực tiếp thực hiện kế toán, quản lý, lưu trữ hồ sơ, bảo trị, báo cáo kê khai, đăng nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và các nội dung khác theo phân cấp, ủy quyền, giao của cơ quan quản lý tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 12/2025/NĐ-CP
- Tổ chức, doanh nghiệp nhận thuê quyền khai thác, nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy định tại Nghị định 12/2025/NĐ-CP
- Các đối tượng khác liên quan đến việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
Đã có Nghị định 12/2025/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa? (Hình từ Internet)
Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia được xác định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 12/2025/NĐ-CP Tại đây quy định tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa như sau:
Điều 3. Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
1. Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa là kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và vùng đất, vùng nước (nếu có) gắn với kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
2. Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia được xác định như sau:
a) Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có liên quan đến quốc phòng xác định theo quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
b) Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có liên quan đến an ninh quốc gia xác định theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Như vậy, tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia được xác định như sau:
- Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có liên quan đến quốc phòng xác định theo quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
- Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có liên quan đến an ninh quốc gia xác định theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Nghị định 12/2025/NĐ-CP có hiệu lực khi nào?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 12/2025/NĐ-CP Tại đây quy định cụ thể như sau:
Điều 30. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.
Như vậy, Nghị định 12/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành (tức ngày 20/1/2025)
Đồng thời, Nghị định 12/2025/NĐ-CP thay thế Nghị định 45/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?