Cơ cấu Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53/2024/TT-BYT? Số lượng thành viên tối đa là bao nhiêu?
Cơ cấu Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53/2024/TT-BYT?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 53/2024/TT-BYT thì Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có cơ cấu như sau:
- Đại diện cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp y tế công lập: đại diện của bộ, ngành đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc các bộ, ngành; đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc đại diện cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có) đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập khác;
- Đại diện lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản lý kiêm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp y tế công lập thì Hội đồng quản lý phải có thêm cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp y tế công lập là thành viên trong Hội đồng quản lý;
- Đại diện phòng, ban chức năng tham mưu về lĩnh vực tổ chức nhân sự, tài chính; đại diện khoa, phòng chuyên môn thuộc đơn vị sự nghiệp y tế công lập;
- Đại diện cấp ủy, đại diện tổ chức đoàn thể hoặc đơn vị liên quan (nếu có) của đơn vị sự nghiệp y tế công lập.
Cơ cấu Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53/2024/TT-BYT? Số lượng thành viên tối đa là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Số lượng thành viên tối đa của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 53/2024/TT-BYT có quy định về số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập như sau:
Điều 5. Cơ cấu, nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý
[...]
2. Số lượng thành viên Hội đồng quản lý:
Hội đồng quản lý có từ 05 đến 11 thành viên. Tổng số thành viên Hội đồng quản lý phải là số lẻ. Hội đồng quản lý gồm: Chủ tịch Hội đồng quản lý, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có) và các thành viên khác. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý không quá 05 (năm) năm và được quy định cụ thể trong Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
3. Số lượng, cơ cấu, thành phần cụ thể của thành viên Hội đồng quản lý do cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý theo quy định tại khoản 7 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP xem xét, quyết định.
4. Thư ký Hội đồng quản lý do Chủ tịch Hội đồng quản lý bổ nhiệm.
Theo quy định trên thì Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có từ 05 đến 11 thành viên. Do đó, số lượng thành viên tối đa của Hội đồng quản lý là 11 thành viên.
Lưu ý: Tổng số thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập phải là số lẻ.
Nguyên tắc và chế độ làm việc của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53/2024/TT-BYT?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 53/2024/TT-BYT hướng dẫn về Hội đồng quản lý và tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành có quy định về nguyên tắc và chế độ làm việc của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập như sau:
(1) Nguyên tắc làm việc của Hội đồng quản lý:
- Hội đồng quản lý hoạt động theo Quy chế hoạt động được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Hội đồng quản lý làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp số phiếu tán thành và không tán thành bằng nhau thì quyết định theo bên có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản lý. Quyết định của Hội đồng quản lý được thể hiện bằng hình thức Nghị quyết;
- Hội đồng quản lý được sử dụng con dấu của đơn vị sự nghiệp y tế công lập để phục vụ hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
(2) Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý:
Thành viên Hội đồng quản lý là đại diện của cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Thành viên Hội đồng quản lý là viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm và được xác định trong Đề án thành lập Hội đồng quản lý.
(3) Hội đồng quản lý tổ chức cuộc họp theo yêu cầu công việc và được xác định trong Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý. Các cuộc họp của Hội đồng quản lý được coi là hợp lệ khi có trên 2/3 số thành viên tham dự. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quản lý có thể mời đại diện một số cơ quan, tổ chức có liên quan tham dự cuộc họp Hội đồng quản lý để tham khảo ý kiến. Đại diện được mời tham dự họp Hội đồng quản lý không tham gia biểu quyết.
(4) Nghị quyết của Hội đồng quản lý:
Nghị quyết của Hội đồng quản lý được thông qua cuộc họp theo nguyên tắc quy định tại mục (1); nội dung các cuộc họp được ghi thành biên bản, có chữ ký của các thành viên. Trong trường hợp không tổ chức cuộc họp thì phải lấy ý kiến bằng văn bản của tất cả các thành viên Hội đồng quản lý để thống nhất quyết nghị. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tổ chức cuộc họp, Hội đồng quản lý phải ban hành Nghị quyết và gửi đến tất cả các thành viên của Hội đồng và cơ quan quản lý cấp trên.
(5) Chế độ báo cáo của Hội đồng quản lý:
Định kỳ 06 tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu, Chủ tịch Hội đồng quản lý báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả và hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản lý và của đơn vị sự nghiệp y tế công lập.
Thông tư 53/2024/TT-BYT có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?