Danh mục các loại di vật cổ vật không được mang ra nước ngoài mới nhất?

Danh mục các loại di vật cổ vật không được mang ra nước ngoài mới nhất? Phân loại di vật cổ vật gồm những loại nào?

Danh mục các loại di vật, cổ vật không được mang ra nước ngoài mới nhất?

Danh mục các loại di vật cổ vật không được mang ra nước ngoài mới nhất được quy định tại Thông tư 19/2012/TT-BVHTTDL.

Danh mục các loại di vật cổ vật không được mang ra nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 19/2012/TT-BVHTTDL (không áp dụng đối với trường hợp di vật, cổ vật được mang ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản), bao gồm:

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/NTKL/21012025/danh-muc.jpg

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/NTKL/21012025/di-vat-co-vat.jpg

Danh mục các loại di vật cổ vật không được mang ra nước ngoài mới nhất? (Hình từ Internet)

Phân loại di vật cổ vật gồm những loại nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 40 Luật Di sản văn hóa 2024 áp dụng từ ngày 01/07/2025, phân loại di vật cổ vật gồm:

- Di vật, cổ vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học thuộc các giai đoạn lịch sử của Việt Nam, của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam;

- Di vật, cổ vật, tài liệu của Việt Nam có giá trị đối với việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa, chủ quyền quốc gia, liên quan đến sự kiện quan trọng của đất nước hoặc sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia;

- Cá thể hoặc bộ phận hóa thạch người, động vật, thực vật thuộc thời kỳ Tiền sử Việt Nam;

- Bản thảo tác phẩm văn học, bản gốc tác phẩm tạo hình, nhiếp ảnh có giá trị cao về nội dung, tư tưởng, hình thức nghệ thuật và có tác dụng ảnh hưởng lớn trong xã hội;

- Di vật, cổ vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học có xuất xứ từ nước ngoài.

Nhà nước có di sản gì về di sản văn hóa?

Căn cứ theo Điều 7 Luật Di sản văn hóa 2024 áp dụng từ ngày 01/07/2025, các chính sách của Nhà nước về di sản văn hóa bao gồm:

- Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong bảo đảm và phát triển hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; huy động nguồn lực xã hội cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của vùng, miền, của đồng bào dân tộc.

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa.

- Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước cho các hoạt động sau đây:

+ Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đã được UNESCO ghi danh hoặc công nhận;

+ Bảo vệ và phát huy giá trị tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam; các biểu đạt và truyền thống truyền khẩu; nghệ thuật trình diễn dân gian; kiến trúc truyền thống; nghề thủ công truyền thống; tri thức, kinh nghiệm dân gian về phòng bệnh, chữa bệnh và tri thức dân gian khác; ẩm thực, trang phục, lễ hội truyền thống;

+ Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, hải đảo, đặc biệt ưu tiên bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số rất ít người và dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một giá trị văn hóa tộc người;

+ Bảo vệ và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt, di tích lịch sử - văn hóa thuộc sở hữu toàn dân xuống cấp nghiêm trọng; bảo tàng công lập có vai trò quan trọng; bảo vật quốc gia; di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể; di sản tư liệu trong Danh mục quốc gia về di sản tư liệu; di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền.

+ Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, số hóa di sản văn hóa, chuyển đổi số trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân có tài năng xuất sắc, nghệ nhân có công lao bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là nghệ nhân người dân tộc thiểu số, nghệ nhân sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, nghệ nhân là người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực, kỹ thuật đối với nhân lực tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đặc biệt đối với nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhân lực sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân viện trợ, tài trợ, hỗ trợ, tặng cho, đầu tư kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất cho hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa và Quỹ bảo tồn di sản văn hóa do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập.

- Tạo điều kiện để các vùng, địa phương đẩy mạnh liên kết, thúc đẩy hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, các địa phương thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa theo quy định của pháp luật để chủ động trong việc bảo tồn di sản văn hóa bị xuống cấp, nhất là di sản văn hóa bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên, thiên tai, bão lũ, di sản văn hóa thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Miễn, giảm vé tham quan, học tập, nghiên cứu di sản văn hóa tại bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thuộc sở hữu toàn dân đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú và một số đối tượng đặc biệt theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ về di sản văn hóa theo quy định của Luật Di sản văn hóa 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Di vật cổ vật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Di vật cổ vật
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục các loại di vật cổ vật không được mang ra nước ngoài mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Di vật cổ vật
Nguyễn Thị Kim Linh
0 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Di vật cổ vật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Di vật cổ vật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào