Tẩy xóa biển báo giao thông bị phạt bao nhiêu tiền 2025?
Tẩy xóa biển báo giao thông bị phạt bao nhiêu tiền 2025?
Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về bảo vệ các công trình công cộng, công trình an ninh, trật tự như sau:
Điều 17. Vi phạm quy định về bảo vệ các công trình công cộng, công trình an ninh, trật tự
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tự ý xê dịch các loại biển báo, biển chỉ dẫn, biển hiệu của cơ quan, tổ chức.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tự ý xê dịch, tháo dỡ cột dây điện thoại, điện tín, cột đèn, hàng rào của các cơ quan nhà nước hoặc các công trình công cộng khác;
b) Tháo dỡ, phá hủy hoặc làm bất cứ việc gì khác gây hư hại đến các loại biển báo, biển chỉ dẫn, biển hiệu của cơ quan, tổ chức;
c) Phá hoại, làm hư hỏng tài sản, hiện vật tại mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu; leo trèo hoặc thực hiện các hành vi khác tác động lên cổng, cửa, tường rào của mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu khi chưa được phép.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Như vậy, việc tẩy xóa biển báo giao thông có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm hoặc phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm.
Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm buộc hôi phục lại tình trạng ban đầu của biển báo giao thông.
Vừa rồi là câu trả lời câu hỏi: "Tẩy xóa biển báo giao thông bị phạt bao nhiêu tiền 2025?"
Tẩy xóa biển báo giao thông bị phạt bao nhiêu tiền 2025? (Hình từ Internet)
Báo hiệu của biển báo hiệu đường bộ được quy định như thế nào?
Theo khoản 5 Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định báo hiệu của biển báo hiệu đường bộ được quy định như sau:
- Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm.
- Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.
- Biển hiệu lệnh để báo hiệu lệnh phải thi hành.
- Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết.
- Biển phụ để thuyết minh bổ sung cho biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
Ý nghĩa sử dụng các biển báo cấm giao thông đường bộ hiện nay ra sao?
Căn cứ theo Điều 22 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ ban hành kèm theo Thông tư 51/2024/TT-BGTVT quy định ý nghĩa sử dụng các biển báo cấm giao thông đường bộ như sau:
[1] Biển báo cấm có mã P (cấm) và DP (hết cấm) với tên các biển như sau:
- Biển số P.101: Đường cấm;
- Biển số P.102: Cấm đi ngược chiều;
- Biển số P.103a: Cấm xe ô tô;
- Biển số P.103(b,c): Cấm xe ô tô rẽ trái; Cấm xe ôtô rẽ phải;
- Biển số P.104: Cấm xe máy;
- Biển số P.105: Cấm xe ô tô và xe máy;
- Biển số P.106(a,b): Cấm xe ô tô tải;
- Biển số P.106c: Cấm các xe chở hàng nguy hiểm;
- Biển số P.107: Cấm xe ô tô khách và xe ô tô tải;
- Biển số P.107a: Cấm xe ô tô khách;
- Biển số P.107b: Cấm xe ô tô taxi;
- Biển số P.108: Cấm xe kéo rơ-moóc;
- Biển số P.108a: Cấm xe sơ-mi rơ-moóc;
- Biển số P.109: Cấm máy kéo;
- Biển số P.110a: Cấm xe đạp;
- Biển số P.110b: Cấm xe đạp thồ;
- Biển số P.111a: Cấm xe gắn máy;
- Biển số P.111(b) hoặc (c): Cấm xe ba bánh loại có động cơ (xe lam, xích lô máy);
- Biển số P.111d: Cấm xe ba bánh loại không có động cơ (xích lô);
- Biển số P.112: Cấm người đi bộ;
- Biển số P.113: Cấm xe người kéo, đẩy;
- Biển số P.114: Cấm xe vật nuôi kéo;
- Biển số P.115: Hạn chế trọng tải toàn bộ xe;
- Biển số P.116: Hạn chế tải trọng trên trục xe;
- Biển số P.117: Hạn chế chiều cao;
- Biển số P.118: Hạn chế chiều ngang xe;
- Biển số P.119: Hạn chế chiều dài xe;
- Biển số P.120: Hạn chế chiều dài xe cơ giới kéo theo rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ - moóc;
- Biển số P.121: Cự ly tối thiểu giữa hai xe;
- Biển số P.123(a,b): Cấm rẽ trái; Cấm rẽ phải;
- Biển số P.124(a,b): Cấm quay đầu xe; cấm ôtô quay đầu xe;
- Biển số P.124(c,d): Cấm rẽ trái và quay đầu xe; Cấm rẽ phải và quay đầu xe;
- Biển số P.124(e,f): Cấm ô tô rẽ trái và quay đầu xe; Cấm ô tô rẽ phải và quay đầu xe;
- Biển số P.125: Cấm vượt;
- Biển số P.126: Cấm xe ôtô tải vượt;
- Biển số P.127: Tốc độ tối đa cho phép;
- Biển số P.127a: Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm;
- Biển số P.127b: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường;
- Biển số P.127c: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn đường;
- Biển số DP.127: Biển hết tốc độ tối đa cho phép theo biển ghép;
- Biển số P.128: Cấm sử dụng còi;
- Biển số P.129: Kiểm tra;
- Biển số P.130: Cấm dừng xe và đỗ xe;
- Biển số P.131(a,b,c): Cấm đỗ xe;
- Biển số P.132: Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp;
- Biển số DP.133: Hết cấm vượt;
- Biển số DP.134: Hết tốc độ tối đa cho phép;
- Biển số DP.135: Hết tất cả các lệnh cấm;
- Biển số P.136: Cấm đi thẳng;
- Biển số P.137: Cấm rẽ trái, rẽ phải;
- Biển số P.138: Cấm đi thẳng, rẽ trái;
- Biển số P.139: Cấm đi thẳng, rẽ phải;
- Biển số P.140: Cấm xe công nông và các loại xe tương tự.
[2] Ý nghĩa sử dụng của từng biển được giải thích chi tiết ở Phụ lục B ban hành kèm theo Thông tư 51/2024/TT-BGTVT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Những người nào có thể đăng ký thường trú cùng ở tại một chỗ ở hợp pháp?
- 8 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?