Mở cửa rừng tự nhiên là gì? Trường hợp nào mở cửa rừng tự nhiên?

Mở cửa rừng tự nhiên là gì? Trường hợp nào mở cửa rừng tự nhiên? Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp hiện nay?

Mở cửa rừng tự nhiên là gì? Trường hợp nào mở cửa rừng tự nhiên?

[1] Mở cửa rừng tự nhiên là gì?

Mở cửa rừng tự nhiên là cho phép khai thác gỗ rừng tự nhiên trở lại bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. (khoản 30 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017)

[2] Trường hợp mở cửa rừng tự nhiên

Tại Điều 30 Luật Lâm nghiệp 2017 có quy định về trường hợp đóng, mở cửa rừng tự nhiên như sau:

Điều 30. Trường hợp đóng, mở cửa rừng tự nhiên
1. Đóng cửa rừng tự nhiên được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái quy định của pháp luật diễn biến phức tạp, có nguy cơ làm suy giảm nghiêm trọng tài nguyên rừng;
b) Rừng tự nhiên nghèo cần được phục hồi; đa dạng sinh học và chức năng phòng hộ của rừng bị suy thoái nghiêm trọng.
2. Mở cửa rừng tự nhiên được thực hiện khi khắc phục được tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Việc đóng, mở cửa rừng tự nhiên thực hiện theo Quy chế quản lý rừng.

Theo đó, việc mở cửa rừng tự nhiên được thực hiện khi khắc phục được tình trạng:

- Tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái quy định của pháp luật diễn biến phức tạp, có nguy cơ làm suy giảm nghiêm trọng tài nguyên rừng;

- Rừng tự nhiên nghèo cần được phục hồi; đa dạng sinh học và chức năng phòng hộ của rừng bị suy thoái nghiêm trọng.

Mở cửa rừng tự nhiên là gì? Trường hợp nào mở cửa rừng tự nhiên?

Mở cửa rừng tự nhiên là gì? Trường hợp nào mở cửa rừng tự nhiên? (Hình từ Internet)

Ai có thẩm quyền mở cửa rừng tự nhiên?

Tại Điều 31 Luật Lâm nghiệp 2017 có quy định về thẩm quyền mở cửa rừng tự nhiên như sau:

Điều 31. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, công bố quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên trên phạm vi cả nước hoặc trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên đối với diện tích rừng tự nhiên tại địa phương sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua đề án đóng, mở cửa rừng tự nhiên.
3. Quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên phải được công bố, niêm yết công khai.
4. Trình tự, thủ tục công bố quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên thực hiện theo Quy chế quản lý rừng.

Theo đó, thẩm quyền mở cửa rừng tự nhiên sẽ thuộc về:Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Cụ thể:

- Thủ tướng Chính phủ quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên trên phạm vi cả nước hoặc trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên đối với diện tích rừng tự nhiên tại địa phương sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua đề án đóng, mở cửa rừng tự nhiên.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp hiện nay?

Tại Điều 9 Luật Lâm nghiệp 2017 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp như sau:

- Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật.

- Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng.

- Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật.

- Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.

- Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; quản lý các loài ngoại lai xâm hại; dịch vụ môi trường rừng.

- Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh lâm sản trái quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng trái quy định của pháp luật; xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng.

- Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng trái quy định của pháp luật; cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái quy định của pháp luật; chuyển đổi diện tích rừng, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trái quy định của pháp luật; phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.

- Sử dụng nguyên liệu trong chế biến lâm sản trái quy định của pháp luật.

Rừng tự nhiên
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Rừng tự nhiên
Hỏi đáp Pháp luật
Mở cửa rừng tự nhiên là gì? Trường hợp nào mở cửa rừng tự nhiên?
Hỏi đáp Pháp luật
Đóng cửa rừng tự nhiên được thực hiện trong các trường hợp nào? Nhà nước có trách nhiệm gì khi đóng cửa rừng tự nhiên?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm nghiệm thu cải tạo rừng tự nhiên được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng theo Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Rừng tự nhiên
Huỳnh Minh Hân
19 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào