Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã bổ sung thêm mấy đặc trưng của xã hội XHCN so với Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh 1991)?

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã bổ sung thêm mấy đặc trưng của xã hội XHCN so với Cương lĩnh 1991?

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã bổ sung thêm mấy đặc trưng của xã hội XHCN so với Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh 1991)?

Quán triệt sâu sắc những tư tưởng chỉ đạo đó, Dự thảo Cương lĩnh lần này đã được Hội nghị Trung ương 12 (khóa X) nhất trí thông qua để đưa ra lấy ý kiến trong Đảng, Quốc hội và nhân dân cả nước, với tên gọi: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) (Sau đây gọi tắt là Cương lĩnh năm 2011). Dự thảo Cương lĩnh năm 2011 có một số điểm mới đáng chú ý về mô hình, mục tiêu, phương hướng như sau:

Cương lĩnh năm 1991 xác định 6 đặc trưng của mô hình xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng. Kế thừa Văn kiện Đại hội X, so với Cương lĩnh năm 1991, Dự thảo Cương lĩnh năm 2011 có một số điểm mới như sau:

(1) Bổ sung thêm hai đặc trưng: Đặc trưng bao trùm, tổng quát: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và “Có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo”.

Hai đặc trưng này đã được Đại hội X bổ sung, nhưng điểm mới so với Đại hội X là chuyển từ “dân chủ” lên trước từ “công bằng”. Bởi vì, cả về lý luận và thực tiễn đều khẳng định: có dân chủ thì mới có công bằng, văn minh; đồng thời, để nhấn mạnh bản chất của xã hội ta là xã hội dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

(2) Tiếp tục bổ sung, phát triển nội dung một số đặc trưng:

- Đặc trưng về con người. Cương lĩnh năm 1991 xác định: Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. Dự thảo Cương lĩnh năm 2011 kế thừa Văn kiện Đại hội X (đã bỏ cụm từ "bóc lột"), bỏ các cụm từ “được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công”, viết: “Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”. Xác định như thế là chính xác, vì Cương lĩnh nói tới mục tiêu đã xây dựng xong CNXH.

- Đặc trưng về dân tộc. Cương lĩnh năm 1991 xác định: Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Đại hội X thêm từ “tương trợ” sau “đoàn kết”. Dự thảo Cương lĩnh năm 2011 thay từ “tương trợ” bằng “tôn trọng” và thay từ “tiến bộ” bằng “phát triển”. Vì vấn đề đặt ra là, các dân tộc tôn trọng nhau và không chỉ giúp nhau cùng tiến bộ mà còn giúp nhau cùng phát triển.

(3) Kế thừa sự bổ sung, phát triển của Đại hội X về đặc trưng “Do nhân dân làm chủ" (bỏ từ “lao động” sau từ "nhân dân"), bởi vì, xã hội này là xã hội của nhân dân và đặc trưng Cương lĩnh nói tới là mục tiêu đã xây dựng xong CNXH, nên lúc đó, không ai là người không lao động.

(4) Về đặc trưng kinh tế. Cương lĩnh năm 1991 xác định “Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu”. Đại hội X thể hiện có "mềm" hơn, nhưng không mâu thuẫn với Cương lĩnh 1991: “Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”. Để khẳng định rõ mục tiêu khi đã xây dựng xong CNXH, Dự thảo Cương lĩnh năm 2011 viết tương tự như Cương lĩnh năm 1991. Viết như vậy để Đảng ta chủ động lãnh đạo, chỉ đạo, kiên trì phấn đấu thực hiện từng bước trong suốt thời kỳ quá độ.

Như vậy, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã bổ sung thêm 02 đặc trưng của xã hội XHCN so với Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh 1991):

“Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và “Có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo”.

Xem chi tiết Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011):

Tại đây

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã bổ sung thêm mấy đặc trưng của xã hội XHCN so với Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh 1991)?

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã bổ sung thêm mấy đặc trưng của xã hội XHCN so với Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh 1991)? (Hình từ Internet)

Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là ngày bao nhiêu?

Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 4. Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Theo đó, ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là ngày 03/02/1930 và là một trong 08 ngày lễ lớn chính thức ở nước ta.

Đảng Cộng sản Việt Nam có mục đích gì?

Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:

Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, xoá bỏ chế độ thực dân, phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc.
Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn của đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
[...]

Theo đó, mục đích của Đảng Cộng sản Việt Nam là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.

Hỏi đáp về Đảng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hỏi đáp về Đảng
Hỏi đáp Pháp luật
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã bổ sung thêm mấy đặc trưng của xã hội XHCN so với Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh 1991)?
Hỏi đáp Pháp luật
Trọn bộ đáp án Cuộc thi 95 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Ninh 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản bầu cử trong Đảng theo Hướng dẫn 24?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn ứng cử trong Đảng Cộng sản Việt Nam mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đảng Cộng sản Việt Nam do ai sáng lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nhận xét của chi bộ đối với Đảng viên trong bầu cử theo Hướng dẫn 24?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập vào thời gian nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn 04 năm 2024 về một số vấn đề cụ thể thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều lệ Đảng do Đại hội mấy thông qua?
Hỏi đáp Pháp luật
29 khẩu hiệu tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của Đảng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hỏi đáp về Đảng
Tạ Thị Thanh Thảo
10 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào