Cách xem điểm bằng lái xe qua ứng dụng VNeID?

Cách xem điểm bằng lái xe qua ứng dụng VNeID? Có mấy nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ?

Cách xem điểm bằng lái xe qua ứng dụng VNeID?

Căn cứ theo Điều 58 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, từ năm 2025, mỗi bằng lái xe sẽ có 12 điểm.

Điểm của bằng lái xe được dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người lái xe trên hệ thống cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Từ ngày 1/1/2025, người dân đã có thể tự xem điểm bằng lái xe qua ứng dụng VNeID.

Trước hết, người dân cần cài đặt ứng dụng VNeID trên điện thoại và xác thực tài khoản định danh điện tử mức 2, đồng thời tích hợp giấy phép lái xe vào tài khoản ứng dụng VNeID của mình.

Trường hợp chưa xác thực tài khoản định danh điện tử mức 2, người dân cần đến cơ quan công an phường/xã gần nhất để thực hiện.

Theo đó, cách xem điểm bằng lái xe trên ứng dụng VNeID thực hiện theo các bước dưới đây:

- Bước 1: Đăng nhập vàotài khoản ứng dụng VNeID của mình, chọn vào mục Giấy phép lái xe.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/NTKL/18012025/hinh-1.jpg

- Bước 2: Xem điểm bằng lái xe được hiển thị tại hệ thống.

Nếu chưa bị trừ điểm giấy phép lái xe thì sẽ hiển thị 12 điểm.

Trường hợp đã bị trừ thì hệ thống sẽ hiển thị số điểm bị trừ, đơn vị xử lý vi phạm trừ điểm, ngày xử lý, quyết định xử lý.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/NTKL/18012025/lai-xe.jpg

Cách xem điểm bằng lái xe qua ứng dụng VNeID? (Hình từ Internet)

Có mấy nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ?

Căn cứ theo Điều 3 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, có 07 nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là:

- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.

- Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.

- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

- Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân.

- Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Chính sách của Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, các chính sách của Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ bao gồm:

- Bảo đảm ngân sách nhà nước, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị hiện đại, các điều kiện bảo đảm và nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ của lực lượng trực tiếp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Huy động, sử dụng các nguồn lực để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Bố trí tương ứng từ các khoản thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và tiền đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước để tăng cường, hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, phục vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Chính phủ.

- Hiện đại hoá các trung tâm chỉ huy giao thông; bảo đảm kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ giữa các cơ quan nhà nước có liên quan.

- Tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đầu tư, xây dựng, chuyển giao hệ thống, phương tiện, thiết bị giám sát phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia phối hợp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phù hợp với quy định của pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

- Bảo đảm công bằng, bình đẳng, an toàn đối với người tham gia giao thông đường bộ; tạo thuận lợi cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật trong tham gia giao thông đường bộ; xây dựng văn hóa giao thông; giáo dục, phổ biến, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho trẻ em, học sinh để hình thành, nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân và tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông đường bộ.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có thành tích thì được khen thưởng, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; người bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; người bị thương, bị tổn hại về sức khỏe, tính mạng thì bản thân, gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

- Phát triển phương tiện giao thông đường bộ đồng bộ với phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ, điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu đi lại của người dân; nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp phương tiện giao thông đường bộ bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ đối với phương tiện giao thông trên thế giới;

Ưu tiên phát triển phương tiện vận tải công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân tham gia giao thông tại các đô thị lớn; ưu tiên chuyển đổi phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh, thân thiện môi trường, hạ tầng cung cấp năng lượng sạch.

Tài khoản định danh điện tử
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tài khoản định danh điện tử
Hỏi đáp Pháp luật
Cách xem điểm bằng lái xe qua ứng dụng VNeID?
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể dùng tài khoản VNeID mức độ 2 để đăng ký sim chính chủ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách tích hợp bằng lái xe vào VNeID mới nhất năm 2025 (Phiên bản 2.1.14)?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghiên cứu phát triển hoặc tích hợp cổng thanh toán, ví điện tử lên ứng dụng VNeID?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2025, tài xế liên quan tai nạn sẽ bị tạm giữ giấy tờ trên VNeID?
Hỏi đáp Pháp luật
vneid.gov.vn đăng nhập ứng dụng Vneid nhanh nhất trên máy tính 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Không được sử dụng tài khoản định danh điện tử trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sẽ tích hợp tình trạng hôn nhân, thông báo thi hành án dân sự trên ứng dụng VNeID?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cập nhật sinh trắc học ngân hàng qua VNeID, không cần NFC chi tiết?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tài khoản định danh điện tử
Nguyễn Thị Kim Linh
19 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào