Thay đổi diện hộ nghèo có ảnh hưởng đến mức hưởng hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp hay không?
Bảo hiểm nông nghiệp là gì?
Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 58/2018/NĐ-CP, bảo hiểm nông nghiệp là loại hình bảo hiểm cho đối tượng sản xuất trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, theo đó bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Thay đổi diện hộ nghèo có ảnh hưởng đến mức hưởng hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp hay không? (Hình từ Internet)
Thay đổi diện hộ nghèo có ảnh hưởng đến mức hưởng hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 58/2018/NĐ-CP quy định việc chấm dứt việc hưởng hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp, trong đó có trường hợp thay đổi diện hộ nghèo như sau:
Điều 27. Chấm dứt việc hưởng hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp
1. Trường hợp có sự thay đổi chính sách dẫn đến thay đổi điều kiện được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp, đối tượng được hỗ trợ và mức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục được hưởng hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp theo hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp đã giao kết cho đến khi hết thời hạn hiệu lực bảo hiểm.
2. Trường hợp thay đổi diện hộ nghèo, cận nghèo theo kết quả điều tra, rà soát hàng năm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dẫn đến thay đổi mức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp, cá nhân sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục được hưởng mức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp theo hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp đã giao kết cho đến khi hết thời hạn hiệu lực bảo hiểm.
3. Trường hợp hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp chấm dứt hiệu lực trước thời hạn đã thỏa thuận, tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp thực hiện hoàn trả lại ngân sách nhà nước số phí bảo hiểm nông nghiệp đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại Khoản 4 Điều này.
4. Tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp chấm dứt việc hưởng hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp và hoàn trả lại ngân sách nhà nước số phí bảo hiểm nông nghiệp đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm kể từ thời điểm:
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp không còn đáp ứng đủ điều kiện để được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định này (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này).
b) Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp trước thời hạn hiệu lực.
Tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp hoàn trả lại số phí bảo hiểm nông nghiệp đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ thông qua doanh nghiệp bảo hiểm theo trình tự, thủ tục quy định tại Khoản 5 Điều này.
[.…]
Theo đó, nếu thay đổi diện hộ nghèo, cận nghèo theo kết quả điều tra, rà soát hàng năm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dẫn đến thay đổi mức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp, thì cá nhân sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục được hưởng mức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp theo hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp đã giao kết cho đến khi hết thời hạn hiệu lực bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện đề phòng, hạn chế tổn thất trong bảo hiểm nông nghiệp bằng biện pháp nào?
Theo Điều 16 Nghị định 58/2018/NĐ-CP quy định về việc đề phòng, hạn chế tổn thất như sau:
Điều 16. Đề phòng, hạn chế tổn thất
1. Đề phòng, hạn chế tổn thất trong bảo hiểm nông nghiệp là việc áp dụng các biện pháp để tránh, hạn chế những tổn thất có thể xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm.
2. Đề phòng, hạn chế tổn thất trước hết là trách nhiệm của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm chủ động thực hiện phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; phòng, chống dịch bệnh và khắc phục thiệt hại sau dịch bệnh theo quy định pháp luật; thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm; thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo hướng dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm (nếu có).
3. Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện đề phòng, hạn chế tổn thất trong bảo hiểm nông nghiệp theo quy định sau:
a) Các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất bao gồm:
- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, giáo dục; hỗ trợ công tác tổ chức tập huấn, tuyên truyền chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp của chính quyền địa phương;
- Tài trợ, hỗ trợ các phương tiện, vật chất để đề phòng, hạn chế rủi ro;
- Hỗ trợ xây dựng các công trình nhằm mục đích đề phòng, giảm nhẹ mức độ rủi ro cho các đối tượng bảo hiểm;
- Thuê các tổ chức, cá nhân khác giám sát, đề phòng, hạn chế tổn thất.
b) Doanh nghiệp bảo hiểm được chi tối đa 10% doanh thu phí bảo hiểm nông nghiệp thu được để chi cho các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất quy định tại điểm a Khoản này.
4. Các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất trong sản xuất nông nghiệp, trong đó thực hiện giám sát phát hiện sớm và thông báo tình hình dịch bệnh động vật, dự báo, cảnh báo dịch bệnh động vật; hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; tổ chức chống dịch, thực hiện các biện pháp bảo vệ sản xuất khi xảy ra dịch hại thực vật; chỉ đạo thực hiện các biện pháp để nhanh chóng khống chế, dập tắt dịch; tổ chức công tác ứng phó thiên tai, hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai; tổ chức tuyên truyền về công tác đề phòng, hạn chế tổn thất trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.”
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất bao gồm:
- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, giáo dục; hỗ trợ công tác tổ chức tập huấn, tuyên truyền chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp của chính quyền địa phương;
- Tài trợ, hỗ trợ các phương tiện, vật chất để đề phòng, hạn chế rủi ro;
- Hỗ trợ xây dựng các công trình nhằm mục đích đề phòng, giảm nhẹ mức độ rủi ro cho các đối tượng bảo hiểm;
- Thuê các tổ chức, cá nhân khác giám sát, đề phòng, hạn chế tổn thất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo hiểm nông nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Ngày 4 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 4/2/2025 là mùng mấy tết?
- Ngày 6 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 6/2/2025 là mùng mấy tết?
- Tổng hợp mẫu quyết định bổ nhiệm chuẩn nhất cho mọi chức vụ năm 2025?
- Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 01/7/2025?