Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ công chức và cán bộ công chức cấp xã khi sắp xếp tổ chức bộ máy từ 17/01/2025?
- Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ công chức và cán bộ công chức cấp xã khi sắp xếp tổ chức bộ máy từ 17/01/2025?
- Thời gian để tính trợ cấp thôi việc khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị định 178?
- Các trường hợp nào chưa xem xét nghỉ việc khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị?
Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ công chức và cán bộ công chức cấp xã khi sắp xếp tổ chức bộ máy từ 17/01/2025?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 01/2025/TT-BNV quy định về công thức cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ công chức và cán bộ công chức cấp xã như sau:
Cán bộ công chức và cán bộ công chức cấp xã quy định tại Điều 2 Thông tư 01/2025/TT-BNV được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ thôi việc thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 178/2024/NĐ-CP;
Đồng thời được hưởng 03 khoản trợ cấp quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 9 Nghị định 178/2024/NĐ-CP như sau:
(1) Trợ cấp thôi việc:
Đối với người nghỉ thôi việc trong thời hạn 12 tháng đầu tiên:
Mức trợ cấp | = | Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2025/TT-BNV | x 0,8 x | Thời gian để tính trợ cấp thôi việc quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP |
Đối với người nghỉ thôi việc từ tháng thứ 13 trở đi:
Mức trợ cấp | = | Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2025/TT-BNV | x 0,4 x | Thời gian để tính trợ cấp thôi việc quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP |
(2) Trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Mức trợ cấp | = | Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2025/TT-BNV | x 1,5 x | Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP |
(3) Trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm:
Mức trợ cấp | = | Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2025/TT-BNV | x 3 |
Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ công chức và cán bộ công chức cấp xã khi sắp xếp tổ chức bộ máy từ 17/01/2025? (Hình từ Internet)
Thời gian để tính trợ cấp thôi việc khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị định 178?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định về thời gian để tính trợ cấp thôi việc là thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Điều 5. Cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng chính sách, chế độ
[...]
2. Thời gian để tính trợ cấp thôi việc là thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang quy định tại Điều 1 Nghị định này:
a) Trường hợp thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 05 năm trở lên thì thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc tối đa 05 năm (60 tháng).
b) Trường hợp thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 05 năm thì thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc bằng thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
[...]
Như vậy, thời gian để tính trợ cấp thôi việc là thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang quy định tại Điều 1 Nghị định 178/2024/NĐ-CP:
- Trường hợp thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 05 năm trở lên thì thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc tối đa 05 năm (60 tháng).
- Trường hợp thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 05 năm thì thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc bằng thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Các trường hợp nào chưa xem xét nghỉ việc khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định các trường hợp chưa xem xét nghỉ việc như sau:
Điều 4. Các trường hợp chưa xem xét nghỉ việc
1. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này là nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện nghỉ việc.
2. Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.
Như vậy, các trường hợp chưa xem xét nghỉ việc khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị bao gồm:
[1] Các đối tượng sau là nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện nghỉ việc:
- Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức
- Cán bộ, công chức cấp xã
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15/01/2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
- Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân
- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
[2] Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sắp xếp tổ chức bộ máy có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Những người nào có thể đăng ký thường trú cùng ở tại một chỗ ở hợp pháp?
- 8 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?