Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực xây dựng từ 19/2/2025?
Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực xây dựng từ 19/2/2025?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 15/2024/TT-BXD quy định điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực xây dựng từ 19/2/2025 như sau:
- Việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành, lĩnh vực xây dựng phải đáp ứng các điều kiện như sau:
+ Phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Xác định rõ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước;
+ Đảm bảo số lượng người làm việc tối thiểu là 15 người (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu được thành lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành).
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, khi thành lập các đơn vị này thì số lượng người làm việc là viên chức tối thiểu được xác định theo Đề án thành lập. Đối với các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp thì số lượng người làm việc tối thiểu bao gồm viên chức và người làm chuyên môn, nghiệp vụ theo chế độ hợp đồng lao động.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài thì số lượng người làm việc do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Có trụ sở làm việc hoặc đề án cấp đất xây dựng trụ sở làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới); trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
+ Đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài: Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP, cần bảo đảm phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước sở tại về việc thành lập và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Đồng thời, không thuộc danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp thành công ty cổ phần theo quyết định của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.
- Ngoài các điều kiện chung quy định nêu trên, việc thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực xây dựng còn phải đáp ứng điều kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực xây dựng từ 19/2/2025? (Hình từ Internet)
Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực xây dựng theo cơ quan có thẩm quyền thành lập như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 15/2024/TT-BXD quy định về phân loại theo cơ quan có thẩm quyền thành lập như sau:
- Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ.
- Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập.
- Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền bởi các chủ thể khác theo quy định của pháp luật.
Phân loại mức độ tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực xây dựng cụ thể ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 15/2024/TT-BXD quy định phân loại theo mức độ tự chủ tài chính như sau:
Điều 6. Phân loại theo mức độ tự chủ tài chính
1. Phân loại theo mức độ tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;
d) Đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
2. Việc xác định mức độ tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành, lĩnh vực xây dựng tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, phân loại theo mức độ tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên;
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;
- Đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Ngày 4 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 4/2/2025 là mùng mấy tết?
- Ngày 6 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 6/2/2025 là mùng mấy tết?
- Tổng hợp mẫu quyết định bổ nhiệm chuẩn nhất cho mọi chức vụ năm 2025?
- Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 01/7/2025?